Dạo quanh các sàn thương mại điện tử như Lazada,ừngiPhoneGalaxyNotenháigiảgiátriệutrêlịch thi đấu cúp c3 hôm nay Shopee, người dùng không khỏi choáng ngợp khi cùng một sản phẩm lại có hàng chục kiểu giá khác nhau. Đặc biệt, "ma trận hàng giả" trên Lazada, Shopee khiến không ít người dùng hoang mang về chất lượng sản phẩm khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) này.
Trong đó, hàng công nghệ là nhóm dễ mua phải hàng giả, hàng nhái nhất bởi tần số xuất hiện dày đặc, đa dạng mẫu mã và rất khó kiểm tra.ch
Với từ khóa "Galaxy Note 9", Shopee trả về hàng chục kết quả với giá cả đa dạng từ 2 đến 20 triệu đồng. Một số cửa hàng bán Note9 còn quảng cáo là hàng "chính hãng" với giá chưa đến 5 triệu đồng.
Galaxy Note9 được giới thiệu có giá chưa đến 2 triệu đồng. |
"Không thể có mức giá này với một sản phẩm chính hãng từ Samsung bởi máy chỉ vừa ra mắt cuối 2018 và vẫn được xếp vào hàng di động cao cấp", Hào Hiệp, chủ cửa hàng điện thoại trên đường 3/2, quận 11 TP.HCM cho biết. Các hệ thống bán lẻ lớn niêm yết Galaxy Note9 mức giá 19,99 triệu đồng cho bản 128 GB.
Với mức giá đáng ngờ, những sản phẩm trên vẫn ghi trong phần mô tả là chính hãng từ thương hiệu Samsung. Các thông số khác như chip, RAM, ROM, camera đều giống hệt hàng chính hãng.
Hỗn loạn hơn cả là các sản phẩm iPhone. Cùng một mẫu máy và thông số nhưng có nhiều loại như máy cũ, máy mới, máy tân trang với giá khác nhau.
Khi được hỏi một model iPhone có giá 3 triệu đồng nguồn từ đâu, người bán trả lời hàng Đài Loan hoặc Hong Kong. Họ cố tình lảng tránh việc đây là những sản phẩm nhái, giả.
"Tình trạng sản phẩm không ghi thông tin rõ ràng là cách đánh lừa người dùng thường thấy trên các trang thương mại điện tử thiếu kiểm soát như Shopee, Lazada...", Trọng Nhân, chuyên gia marketing tại TP.HCM cho biết.
Một gian hàng khẳng định Note9 chính hãng chỉ 4,2 triệu đồng. Tuy vậy, việc họ lập lờ trong việc khai báo tình trạng máy khiến người dùng bất an trước chất lượng của mặt hàng này. |
Cũng theo ông Nhân, những mặt hàng giá trị cao như điện thoại người dùng có thể tự phân biệt được bởi giá bán chênh lệch nhiều. "Thế nhưng, các mặt hàng như mỹ phẩm có giá chỉ chênh lệch nhau vài trăm nghìn đồng, người dùng dễ dàng mắc bẫy khi lựa chọn phải hàng giả mà nghĩ là giá tốt", ông Nhân nói thêm.
Chẳng hạn, mẫu son môi từ hãng Mac có giá thị trường 400-800 nghìn đồng nhưng trên Lazada, một set hai cây son Mac chỉ có giá 170 nghìn đồng. Thậm chí, một số cửa hàng còn bán mẫu son trên với giá 40 nghìn đồng, mức giá không tưởng của thương hiệu Mac.
Ngoài ra, các sản phẩm khác như giày thể thao, áo thun, điện gia dụng cũng là nhóm hàng thường bị làm giả trên Lazada, Shopee.
Trong chính sách của mình, Lazada, Shopee tuyên bố miễn trừ trách nhiệm với chất lượng sản phẩm. Việc đảm bảo chất lượng nguồn hàng được bên bán thực hiện. Nếu xảy ra tranh chấp, khách hàng và người bán trực tiếp khiếu nại, các sàn TMĐT trên sẽ đứng ngoài.
"Nhà bán hàng là chủ sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với các bằng sáng chế, bản quyền, bí mật thương mại, nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác", Lazada yêu cầu các đối tác bán hàng tuân thủ chính sách của nền tảng.
Mẫu son môi với giá bằng 1/10 hàng chính hãng. |
Tuy nhiên, nếu không tuân thủ chính sách này, điều mà Lazada có thể làm chỉ là chấm dứt hợp tác với người bán hàng. Thế nhưng việc mở một gian hàng khác không phải là quá khó khăn.
Theo thông tin trên trang Lazada, để bán hàng theo hình thức cá nhân, người dùng cần đăng ký số điện thoại, Lazada gửi đến một tin nhắn xác thực tài khoản. Tiếp theo, người đăng ký chỉ mất vài phút điền tên, điện thoại, tài khoản ngân hàng, tên gian hàng, ảnh chụp chứng minh nhân dân là hoàn tất thủ tục đăng ký.
Ngoài ra, việc đăng ký gian hàng trên Lazada, Shopee không mất bất kỳ chi phí nào. Chính việc kiểm soát chất lượng gian hàng lỏng lẻo này khiến nguồn hàng trên Lazada, Shopee không được kiểm soát chặt chẽ.
Thêm nữa, việc Lazada cho phép các đối tác Trung Quốc bán hàng tại Việt Nam cũng khiến chất lượng nguồn hàng và trách nhiệm hậu mãi trên sàn thương mại điện tử này trở nên khó kiểm soát hơn.
Việc "rừng hàng giả" xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam không còn là quá mới. Những biện pháp quản lý, xử phạt đều được chính phủ nêu trong Nghị định 52/2013 quy định về hoạt động thương mại điện tử, trong đó có nêu trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
"Tại khoản 4, điều 36 quy định các sàn giao dịch thương mại điện tử có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ", đại diện công ty luật Phan Law chia sẻ.
Đạo nhái các thương hiệu thời trang nổi tiếng là điều dễ thấy trên Lazada. |
Ngoài ra, khoản 8, điều 36 cũng yêu cầu sàn thương mại điện tử có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, việc buôn bán hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử còn đang vi phạm trầm trọng luật sở hữu trí tuệ.
Theo quy định, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 10, điều 11 của Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.
Ngoài ra, trang web là phương tiện kinh doanh và khi có hành vi quảng cáo hoặc bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như các trường hợp vi phạm khác.