Báo chí đang đứng trước bước ngoặt lớn bởi những tác động của các xu hướng công nghệ mới. Khảo sát của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (Anh) cho thấy,ạpchíViệtNamđầutiênbiếntrợlýảothànhÁtchủbàsố liệu thống kê về verona gặp inter milan 63% trong tổng số 300 nhà lãnh đạo báo chí bày tỏ sự lo lắng về tình trạng sụt giảm mạnh lượng truy cập từ các trang truyền thông xã hội.
Số liệu của Chartbeat chỉ ra rằng, lưu lượng truy cập vào các trang tin tức từ Facebook đã giảm 48%, tỷ lệ này là 27% với X (Twitter) năm 2023. Để ứng phó với thay đổi, 77% các tòa soạn trên thế giới cho biết sẽ tập trung phát triển các kênh thông tin nhằm đưa nội dung trực tiếp tới độc giả.
Năm 2024: AI sẽ tác động mạnh đến các cơ quan báo chí
Theo Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, có 3 xu hướng chính sẽ tác động đến báo chí truyền thông năm 2024. Đó là sự ra đời của nhiều loại thiết bị mới như kính AR, VR, sự bùng nổ các nền tảng số, mạng xã hội chuyên biệt về âm thanh, video và xu hướng thứ ba là làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI).
Hiện ngày càng nhiều tòa soạn trên thế giới chuyển đổi số, qua việc đầu tư, ứng dụng AI và phát triển công cụ phân tích dữ liệu. Tại Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí cũng đi theo hướng này. Trong đó, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) hiện đang tiên phong về ứng dụng AI và triển khai việc phát hành số.
Theo Tổng thư ký tòa soạn VnEconomy Đào Quang Bính, muốn kinh tế báo chí phát triển, việc đầu tiên các tòa soạn phải giải quyết là khâu phân phối nội dung. Điều này cũng giống như với những người làm kinh doanh, phải tìm cách bán hàng, tức tính toán đầu ra của sản phẩm.
Trước kia, tòa soạn phải in báo giấy, sau đó vận chuyển tới các sạp báo. Khâu phát hành chiếm hơn một nửa tiền bán báo thu được, trong khi việc tiếp cận trực tiếp khách hàng gặp nhiều khó khăn. Để giải bài toán này, VnEconomy đã đưa sản phẩm tới tay người đọc dưới dạng số, thông qua các nền tảng số.
Tạp chí này hiện tổ chức bán gói dịch vụ bao gồm 52 số tạp chí dưới dạng file .pdf, trên nền tảng báo chí thu phí PostEnp của Công ty phát hành báo chí trung ương. Nhờ phát hành bản điện tử, VnEconomy không phải bỏ tiền in, nhưng có thể tiếp cận khách hàng toàn cầu mà không mất thêm chi phí.
Để thu hút độc giả, gói dịch vụ còn đính kèm theo Askonomy - một trợ lý ảo, chuyên trả lời thông tin kinh tế. Askonomy là khoản giá trị gia tăng, cũng là hạt nhân trong mô hình kinh tế báo chí mà VnEconomy hướng đến.
Dùng trợ lý ảo như công cụ tư vấn kinh doanh
Ra mắt lần đầu vào tháng 3/2023, Askonomy là trợ lý ảo được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn. Phiên bản Askonomy 2024 là sản phẩm của người Việt, với mã nguồn và dữ liệu hoàn toàn đặt tại máy chủ trong nước.
Đối tượng người sử dụng của Askonomy là các quan chức, trợ lý, người làm kinh doanh, doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, sinh viên,… những người quan tâm đến kinh tế Việt Nam. Do hỗ trợ cả tiếng Việt và tiếng Anh, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tìm đến chatbot này như một kênh thông tin để tham khảo.
Hiện Askonomy hoạt động trên nền web. Người dùng trả tiền đọc báo sẽ được cấp quyền truy cập chatbot của VnEconomy. Khi được đặt câu hỏi, chatbot sẽ đưa ra câu trả lời cụ thể, dựa trên nguồn nội dung dữ liệu là các bài viết được đăng tải trên tạp chí.
Theo ông Trần Hoài Văn, Giám đốc vận hành (COO) Actable AI, đơn vị phát triển Askonomy, dữ liệu đào tạo trợ lý ảo là các thông tin đã xác thực, có độ tin cậy cao, và được cập nhật liên tục. Askonomy còn có khả năng đồ thị hóa dữ liệu trả lời dưới dạng bảng biểu. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Askonomy và ChatGPT.
"Trợ lý thông tinlà sản phẩm báo chí hoàn toàn mới, có tính đột phá trong ngành truyền thông. Cách làm này giúp độc giả chuyển từ việc đọc báo sang chủ động hỏi đáp để cập nhật thông tin. Trên thế giới mô hình này hiện rất ít, không nhiều. Ngay cả Financial Times cũng chỉ mới công bố thử nghiệm chatbot", ông Văn chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet, Tổng thư ký tòa soạn VnEconomy Đào Quang Bính, “cha đẻ” về ý tưởng của Askonomy lý giải: “Ask tức là hỏi, Askonomy tức là hỏi về kinh tế. A là chữ đầu tiên trong bảng chữ cái, cũng là tên viết tắt của lá bài cao nhất trong bộ bài tây (Át – Ace). Tôi mong muốn Askonomy sẽ giống như con Át chủ bài trong kế hoạch phát triển của tạp chí”.
Lý giải thêm, ông Bính cho hay, khi phát triển trợ lý ảo, VnEconomy không hướng đến việc bán tài khoản để thu tiền. Mục đích đầu tiên là đưa nội dung chuẩn chỉ đến với người đọc. Nhưng điều sâu xa hơn mà đơn vị này hướng tới là xây dựng nên một cộng đồng những người sử dụng chatbot để đưa ra quyết định kinh doanh.
“Khi đã có cộng đồng, bên cạnh nguồn thu từ việc bán báo, các nhà quảng cáo sẽ xuất hiện. Chúng tôi đang đi tiên phong, làm thành mô hình có thể nhân rộng ra các báo. Đây sẽ là con đường chuẩn chỉ để giải bài toán kinh tế báo chí, vấn đề đau đầu của các tòa soạn Việt Nam”, ông Bính nói.
Chia sẻ về những dự định tiếp theo, theo Tổng thư ký tòa soạn Tạp chí Kinh tế Việt Nam, VnEconomy đang tích hợp AI vào cả khâu sản xuất và phân phối nội dung.
Trước mắt, Askonomy sẽ tóm tắt các bài báo quan trọng, bằng dạng voice, theo xu hướng nội dung ngắn, rồi tự động gửi tới người mua báo để độc giả có thể nghe trên ô tô. Do có khả năng chuyển ngữ Việt – Anh, tới đây VnEconomy sẽ ra mắt số báo tiếng Anh đầu tiên dịch tự động bằng AI được đào tạo chuyên biệt.
Bỏ việc văn phòng, 8X Nhật mở startup nền tảng số Việt NamSau 6 năm dựng nghiệp tại Việt Nam, Kamereo - startup nền tảng số Make in Viet Nam của Taku Tanaka đã gọi được tổng số tiền đầu tư 7,2 triệu USD.