Còn 2 học sinh trường iSchool Nha Trang ngộ độc phải nằm hồi sức tích cực_kqbd m7
Trao đổi với VietNamNetcuối giờ sáng 22/11,ònhọcsinhtrườngiSchoolNhaTrangngộđộcphảinằmhồisứctíchcựkqbd m7 TS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế hỗ trợ Khánh Hòa xử trí vụ hàng loạt học sinh trường iSchool Nha Trang bị ngộ độc thực phẩm, cho biết "tình hình cơ bản đã ổn định, các bé đã qua giai đoạn nặng".
Tính đến đầu giờ sáng 22/11, còn 206 bệnh nhân đang nằm điều trị tại 7 cơ sở y tế tại Khánh Hòa. Trong số này, có một số cô giáo và khoảng 200 học sinh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa là đơn vị đang điều trị nhiều bệnh nhân nhất với 85 ca. Bệnh viện 22-12, Quân y 78, Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh và một số bệnh viện tư nhân khác cũng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân liên quan vụ việc này.
Theo ông Dương, đa số các bệnh nhân hiện có tiến triển tích cực, sức khỏe ổn định, tỉnh táo, đỡ mệt, không nôn, không sốt, ăn uống được.
“Còn 2 bệnh nhi phải nằm điều trị hồi sức tích cực. Đó là trường hợp 11 tuổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ca còn lại 16 tuổi điều trị tại một bệnh viện tư nhân” - TS Dương nói với VietNamNet.
Đoàn công tác của Bộ Y tế sáng nay đã tới thăm khám, kiểm tra hồ sơ bệnh án của các bệnh nhi. Các triệu chứng lâm sàng của các bé đã hết, các chỉ số xét nghiệm đã dần ổn định.
Theo ông Dương, có một số trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng một phần do gia đình phát hiện ra bé có triệu chứng (đau bụng, tiêu chảy) nhưng không đưa đi viện ngay; có những cháu để ở nhà qua đêm, hôm sau mới được đưa đi viện. Một số cháu vào viện do tiêu chảy dữ dội, bị tụt huyết áp mạnh, sốt rất cao, rối loạn điện giải, phải chuyển vào nằm hồi sức tích cực. Ngoài ra, một số cháu bị co giật.
Ba việc cần xử trí ngay
Trong buổi làm việc sáng nay giữa đoàn công tác của Bộ Y tế và Sở Y tế Khánh Hòa cùng các đơn vị liên quan, ông Dương cho hay các thành viên thống nhất hướng xử trí tiếp theo về điều trị, dự phòng và truy xuất nguồn gốc nhiễm bệnh.
Về điều trị, các bệnh nhi tiếp tục được theo dõi tại các cơ sở y tế, nếu hết triệu chứng lâm sàng, các chỉ sốt xét nghiệm ổn định sẽ được cho ra viện và tái khám theo hẹn. Số còn lại tiếp tục điều trị theo phác đồ.
Theo Bộ Y tế, khoảng 2-20% người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường từ 2-3 tháng sau khi hết các triệu chứng. Đây có thể là nguồn lây cho cộng đồng nếu không tuân thủ đúng các hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh.
"Quan trọng nhất là tuyên truyền, hướng dẫn cho gia đình các bệnh nhi vệ sinh phòng bệnh lây lan ra xung quanh sau khi các bé ra viện"- ông Dương cho hay. Đây là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh... là yêu cầu quan trọng nhất để không lây truyền ngược lại vi khuẩn cho những người xung quanh.
Bên cạnh đó, việc truy xuất nguyên nhân gốc rễ của khuẩn Salmonella nằm lẩn khuất ở đâu cũng là vấn đề được đặt ra. "Viện Pasteur Nha Trang đã lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm, chiều nay (22/11) sẽ có kết quả" - TS Dương nói. Sau khi giải trình tự gene vi khuẩn, các cơ quan sẽ phối hợp để truy xuất nguồn gốc của vi khuẩn, đó là điều quan trọng nhằm ngăn chặn triệt để.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, đánh giá hàng trăm học sinh nhập viện lần này là ngộ độc thực phẩm nhiễm trùng đường tiêu hóa, trực tiếp và cục bộ tại chỗ ở bộ phận ruột, và có ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là loại ngộ độc thực phẩm phổ biến.
Ông Nguyên cho rằng, bệnh nhân khi xuất viện dạ dày còn bị ảnh hưởng, ăn uống sẽ khó chịu. Vì thế, người bệnh cần ăn mềm rồi tăng dần lên, hạn chế các đồ chua, cay, ngọt… vì ảnh hưởng và gây đau dạ dày. Ông cũng khuyến cáo, những học sinh bị ngộ độc trong cơ thể vẫn còn một số chỉ số lúc xét nghiệm không đạt chuẩn, chỉ số này kéo dài nhiều tháng. Do vậy, bệnh nhân nên kiểm tra, xét nghiệm khi cảm thấy đau trở lại.
Trao đổi tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang Đỗ Thái Hùng nói đơn vị đã xét nghiệm mẫu thực phẩm. Dự kiến, chiều nay sẽ có kết quả chủng vi khuẩn có trong các mẫu thực phẩm mà học sinh trường Ischool Nha Trang ăn.
Ông Trịnh Ngọc Hiệp, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết từ tối 17 đến sáng 22/11, các bệnh viện tiếp nhận 648 học sinh và giáo viên trường Ischool tới thăm khám, nghi ngộ độc thực phẩm. Trong đó, 1 nam sinh lớp 1 (6 tuổi) đã tử vong; 205 bệnh nhân đang điều trị, 21 trường hợp bị nặng song đã dần ổn định sức khỏe.
Các bệnh nhân có chung triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, sốt, đau bụng… sau khi ăn 6-9 tiếng đồng hồ. Các bệnh viện huy động mọi nguồn lực để cứu chữa bệnh nhân, và bám sát phác đồ của Bộ Y tế để điều trị. Sau đó, các bệnh viện nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân), kết quả cho thấy tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella group, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh.
Theo báo cáo của Sở Y tế Khánh Hòa, tính đến trưa 21/11, gần 650 ca ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang được chuyển đến các cơ sở y tế, có 261 ca điều trị ổn định cho về theo dõi. Trong 387 ca nhập viện có 176 ca xuất viện, còn 211 ca tiếp tục điều trị, theo dõi, trong đó có 21 ca nặng, 1 ca tử vong, số liệu tính tới trưa qua.
Sở Y tế tỉnh này cho hay kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (cấy phân) của các bệnh viện cho thấy, tác nhân gây bệnh là Salmonella group, nhạy với phần lớn kháng sinh, ghi nhận 1 trường hợp kháng với các kháng sinh là: Gentamicin, Amikacin, Tobramicin.
Đại diện đoàn công tác Bộ Y tế đề nghị, các bệnh viện ở tỉnh tiếp tục thu dung, điều trị cho các bệnh nhân. Các bác sĩ phải có lịch hẹn tái khám đối với các bệnh nhân ra viện; thông tin, tuyên truyền để ổn định tâm lý cha mẹ học sinh; tập trung hướng dẫn cha mẹ học sinh vệ sinh thân thể cho các cháu đã xuất viện. Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh đưa ra nguyên nhân để có hướng xử lý.