Nam Định là tỉnh ven biển có bờ biển dài 72 km,Địnhđẩymạnhứngdụngcôngnghệtrongphòngchốngthiêntaicứunạtỷ lệ kèo bóng đá nét có 4 sông lớn là Sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh cơ, có hệ thống đê biển, đê sông lớn, thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của mưa bão, bình quân mỗi năm có từ 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp.
Tỉnh Nam Định là một trong 16 tỉnh ven biển, chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu như tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, bão lốc, hạn hán, ngập lụt, xói lở bờ biển, suy giảm đa dạng sinh học...
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định đã triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác bảo vệ đê điều, dự phòng thiên tai, lũ lụt.
Hiện nay, các thông tin về phòng chống thiên tai tỉnh Nam Định đều được cập nhật nhanh chóng trên ứng dụng mạng xã hội Facebook, Zalo với trang Thông tin phòng chống thiên tai Nam Định.
Người dân được cung cấp thông tin về các diễn biến bất thường của thời tiết, chủ động phòng chống thiên tai. Ngoài ra, Nam Định đã triển khai các ứng dụng đo lượng mưa tự động và cập nhật trên hệ thống điện tử dulieu.tramthoitiet.vn (Trạm đo mưa tại văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT), sensor.tecotec.vn (Trạm đo mưa tại Hạt QLĐ Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng), namdinh.homeos.vn:6868 (Trạm đo mưa của Đài Khí tượng thủy văn Nam Định), Vrain.vn (Trạm đo mưa của Quỹ Cộng đồng Phòng chống thiên tai tài trợ).
Trước đây, cán bộ phải sử dụng các công cụ thô sơ ban đầu như bản đồ, tài liệu giấy, thu nhận thông tin chủ yếu qua điện thoại, đến nay đã có những thiết bị hỗ trợ hiện đại hơn, nhanh hơn giúp cho công tác quản lý đê điều, ứng phó hộ đê được nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời hơn.
Chi Cục Thủy lợi tỉnh cũng đầu tư các hệ thống 8 camera giám sát đê điều, 7 camera giám sát các công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, 2 thiết bị flycame để phục vụ công tác phòng chống thiên tai cùng với hệ thống thiết bị họp trực tuyến, sẵn sàng tổ chức họp trong tình trạng khẩn cấp.
Tỉnh Nam Định đã đưa vào hoạt động hạng mục hệ thống thiết bị thông tin liên lạc trong tình huống ứng phó cứu nạn thảm họa, thiên tai do Trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (DMCC) do Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ tài trợ. Hệ thống này bao gồm nhiều hạng mục liên lạc như liên lạc qua băng tần, liên lạc hàng không, hệ thống nhận dạng tự động.
Ví dụ, với hệ thống liên lạc băng tần VHF cho phép thông tin liên lạc thoại qua các thiết bị bộ đàm tần số VHF. Các thiết bị có thể tại trạm cố định, trên phương tiện và bộ đàm cầm tay.
Đáng chú ý, hệ thống liên lạc băng tần HF có thể liên lạc thoại bằng thiết bị bộ đàm tần số HF với các Trung tâm DMCC tại các tỉnh thành khác, các tàu thuyền hoạt động trên biển có trang bị thiết bị liên lạc tương thích.
Liên lạc thoại từ Trung tâm DMCC với máy bay cứu hộ cứu nạn trong khu vực (chỉ lắp đặt khi được cấp phép sử dụng tần số và thiết bị).
Ngài ra, hệ thống thông tin liên lạc này còn có thể tiếp nhận thiết bị nhận và trao đổi thông tin bằng hệ thống nhận dạng tự động (AIS) với các phương tiện hàng hải hoặc tàu thuyền có thiết bị tương tự.
Các cán bộ của đơn vị thường xuyên tập huấn sử dụng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại này và các hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ số khác.
Trong thời gian tới, Chi cục Thủy lợi đê điều Nam Định tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đê điều thủy lợi và phòng chống thiên tai như sử dụng cảm biến đo gió, đo mưa, đo mực nước trên toàn hệ thống sông; camera giám sát; hệ thống dự báo thời tiết.
Nhằm ứng phó kịp thời với biến đối khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, UNBD tỉnhNam Định đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch với các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương.
Ví dụ như Quyết định số 1665về Phê duyệt ‘Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050”; Quyết định số 2795 về Phê duyệt “Cập nhật Kế hoạch thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)