Thực hư tin đồn hoa quả Trung Quốc có hóa chất 'phá hủy nội tạng'_bảng xếp hạng liga tây ban nha
Tin đồn về hoa quả Trung Quốc gây phá huỷ nội tạng khiến người tiêu dùng hoang mang,ựchưtinđồnhoaquảTrungQuốccóhóachấtpháhủynộitạbảng xếp hạng liga tây ban nha tuy nhiên, thực hư câu chuyện này như thế nào?
Hoang mang tin đồn hoa quả TQ phá hủy nội tạng
“Tuyệt đối không ăn các loại hoa quả từ Trung Quốc vì có chất gây phá huỷ nội tạng. Tin chính xác từ Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc báo về” - tin đồn về hoa quả Trung Quốc có chứa chất phá hủy nội tạng này đã lan truyền trong cộng đồng qua các diễn đàn, trang mạng xã hội, tin nhắn điện thoại từ năm 2010.
Mặc dù đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga bác bỏ:“Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào có nội dung như vậy”, nhưng thời gian trở lại đây, sau nhiều sự cố về đồ dùng Trung Quốc như chất lạ trong áo ngực, áo trẻ em, các gói lạ trong đĩa và dép…thì tin đồn này lại rấy lên gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Một số thành viên trên Facebook chia sẻ thông tin kèm theo lời nhắn: “Nếu là người Việt Nam hãy share cảnh báo này” hoặc “vì sức khỏe VN hãy share”, khiến tin đồn ngày càng lan tỏa rộng rãi!
Một số thành viên trên Facebook chia sẻ thông tin kèm theo lời nhắn: “Nếu là người Việt Nam hãy share cảnh báo này” hoặc “vì sức khỏe VN hãy share”, khiến tin đồn ngày càng lan tỏa rộng rãi! |
Dù đã được trấn an nhưng người tiêu dùng vẫn cảnh giác với trái cây Trung Quốc. Không ít người vì sợ trái cây Trung Quốc có chứa chất độc hại nên chuyển sang tiêu thụ trái cây nội địa. Chị Vân, một khách hàng chia sẻ: “Từ khi nghe thông tin mà bạn bè truyền nhau qua facebook là trái cây Trung Quốc có chất độc hại gây phá hủy nội tạng, tôi sợ không dám mua mấy loại: táo, cam, lê, nho nữa”.
Một bên là nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng rất lớn, một bên là kênh phân phối rất đa dạng từ đại lý, cửa hàng tới gánh hàng rong. Trái cây Trung Quốc lại có ưu thế giá rẻ và hình thức đẹp. Vậy nên, người tiêu dùng rất khó để có thể phân biệt đâu là hoa quả sạch, tươi ngon và đâu là hoa quả đã qua bảo quản nhờ hóa chất. Chính vì vậy, khi xuất hiện tin đồn về hoa quả gây phá hủy nội tạng con người thì tâm lý hoang mang, tẩy chay của người mua là tất lẽ.
Hoa quả “rởm” nhập lậu vì lòng tham của người Việt Nam
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi về thông tin trên, TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết: Các hóa chất chỉ có thể gây bào mòn đường tiêu hóa, chứ không phá hủy được nội tạng. Tin đồn về hoa quả của Trung Quốc có rất nhiều nhưng phải hiểu vấn đề đó như thế nào cho đúng.
“Khi làm ở Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi cùng các cán bộ của Cục đã làm nghiên cứu, kiểm nghiệm nhiều mẫu hoa quả của Trung Quốc, kết quả cho thấy chúng an toàn” – ông Đáng nhấn mạnh.
Ông Dương Ngọc Thí - Phó Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng trấn an rằng: Người dân nên căn cứ vào kết luận về mặt khoa học dựa trên việc lấy mẫu kiểm tra phân tích của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật và các cơ quan kiểm soát chất lượng ở biên giới, chứ không nên nghe theo tin đồn một cách thụ động.
Bởi theo các chuyên gia, những vấn đề tiêu cực về hoa quả nhập lậu một phần liên quan tới người kinh doanh của Việt Nam. Do bị đánh thuế các lô hàng khi qua biên giới nên các thương nhân chia nhỏ với nhau số hoa quả này để dễ dàng tuồn vào nội địa, gây khó khăn trong việc kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Thêm vào đó, vì lợi nhuận nên người kinh doanh của Việt Nam đặt hàng, yêu cầu người Trung Quốc thu hoạch và bảo quản bằng những hóa chất không cho phép để kéo dài thời gian sử dụng.
Các chợ đầu mối xung quanh khu vực cửa khẩu tập trung rất nhiều cửu vạn bốc vác nhằm tuồn hoa quả vào Việt Nam. |
Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm rằng: ngay hoa quả trong nước cũng có hiện tượng bảo quản các hóa chất độc hại như bảo quản hồng, cam, đu đủ và một số thực phẩm chế biến như tẩy trắng lòng lợn, ngó sen bằng chất kiềm, axit cùng các chất ăn mòn gây độc hại khác.
“Việc đổ tội cho Trung Quốc là không nên. Chúng ta phải tiêu diệt các tin đồn nhảm. Hơn nữa, không thể nói tất cả các sản phẩm của Trung Quốc là độc hại và các sản phẩm của Việt Nam là an toàn. Người tiêu dùng cần tỉnh táo để nhận biết được những vấn đề đó” – TS.Trần Đáng lưu ý.
Để hạn chế được tình trạng hoa quả không rõ nguồn gốc, chất lượng kém tràn vào nước ta như hiện nay, theo ông Dương Ngọc Thí: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các cơ quan quản lý thị trường cần thay đổi chính sách để kiểm soát chặt chẽ hơn. Lực lượng thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm cần bám sát các điểm mua bán, chợ đầu mối.
Hiện nay, lực lượng này cũng đang được tổ chức nửa vời nên vấn đề duy trì các tiêu chuẩn, các quy định đang còn rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm phải đủ mạnh để phát hiện sớm, ngăn ngừa sớm, đồng thời thực hiện được chương trình và đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Hơn ai hết, người tiêu dùng phải biết cách chọn mua, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên mua hoa quả tại những cửa hàng uy tín, tin cậy. Sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc nhãn mác thì phải xem xét lại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống, dựa vào kết quả kiểm định mà các cơ quan chức năng công bố để tiếp nhận thông tin chính xác, tránh gây tâm lý hoang mang như trong thời gian vừa qua.
(Theo Soha)