游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:23:36
13h02 ngày 25/8,úcđộnglầncuốichàoGSTrầnHồngQuâlịch thi đấu epl GS Trần Hồng Quân từ trần, hưởng thọ 87 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương đối với nhiều nhiều thế hệ những người làm trong ngành, những người quan tâm tới sự phát triển của giáo dục nước nhà.
GS Trần Hồng Quân sinh ngày 15/2/1937, tại xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Cả cuộc đời mình, giáo sư luôn nặng lòng với giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Ông hoạt động giáo dục không mệt mỏi, dù khi đang sung sức hay lúc tuổi đã cao.
Nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, trường đại học, phổ thông, viện nghiên cứu, đông đảo các nhà khoa học, trí thức, cùng người thân và bạn bè đã có mặt từ sáng 27/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam để đưa tiễn GS Trần Hồng Quân.
Từ năm 1983, GS Trần Hồng Quân là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Đến năm 1987, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Năm 1990, khi hợp nhất hai bộ thành Bộ GD-ĐT, GS Trần Hồng Quân giữ chức vụ Bộ trưởng. Đến năm 1998, ông là Phó ban Dân vận Trung ương.
Đồng thời, khi trên cương vị Bộ trưởng, Giáo sư Trần Hồng Quân cũng chủ trương một số chương trình mục tiêu để tập trung nguồn kinh phí nhằm giải quyết các vấn đề giáo dục, như: Chương trình Nghiên cứu khoa học; Nhà trường gắn với xã hội và lao động sản xuất; Xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, Xây dựng hệ thống trường sư phạm; Xây dựng cơ sở vật chất; Xây dựng các trường chuẩn cho phổ thông cơ sở vùng khó khăn; Xây dựng trường cho vùng bão lụt; Xây dựng ký túc xá sinh viên...
Giáo sư Trần Hồng Quân còn là người đóng góp cho sự phát triển của hệ thống trung tâm học tập, các trường cao đẳng cộng đồng ở các địa phương để đào tạo nhân lực cho các địa phương.
Trong suốt những năm tháng làm công tác quản lý và cho đến tận những ngày tháng cuối của cuộc đời, GS Trần Hồng Quân đặc biệt nặng lòng với giáo dục đại học. Chính ông là người khởi xướng để mở ra hệ thống các trường đại học ngoài công lập, và cũng là người đặt ra vấn đề về tự chủ đại học.
“Là loại hình mới, thành phần mới, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập phải có những tố chất mới năng động, sáng tạo, hiệu quả.... Trong tương lai khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển đúng quy luật, cạnh tranh bình đẳng, các trường ngoài công lập sẽ phát triển mạnh và có những trường là mô hình đối chứng về tổ chức quản lý, về hiệu quả đào tạo trong việc quản lý, sử dụng, phát huy tài sản nhân lực, vật lực trong giáo dục đào tạo” - GS Trần Hồng Quân từng nhận định.
Cho đến nay, những dự đoán của ông dần được chứng minh trên thực tế.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đại học (sau này là Vụ Giáo dục đại học), vẫn nhớ rõ một câu chuyện về GS Trần Hồng Quân: “Anh Quân được điều ra Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp làm Thứ trưởng, tham gia vào Ban cải cách đại học, do Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ phân công. Có thể nói, tư tưởng cải cách đại học có từ thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, còn Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ thì chỉ đạo trực tiếp triển khai.
Có tư tưởng nhưng đổi mới thế nào, cải cách ra sao, phải có người nghiên cứu một cách bài bản, chiến lược. Tôi nhớ là Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ phân công anh Quân phụ trách Ban Nghiên cứu cải cách đại học.
Rồi anh Quân đã cất công đi tìm đúng người đúng việc, kết quả gặp được các anh Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà, Lê Thạc Cán và một số người khác - những người này vừa giỏi, vừa rất tâm huyết. Anh Quân tập hợp các anh ấy trong một tổ nghiên cứu rất bài bản. Lúc đó tất cả từ anh Quân đến anh Tảo và chúng tôi… đều rất sung sức...
Anh Quân là một người có thực tế, anh đã làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Tại đó anh Quân có điều kiện tiếp xúc và nghiên cứu các nền giáo dục đại học của nhiều nước, lại tiếp xúc với nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục tiến bộ, anh ấy đã suy ngẫm, tư duy có hệ thống và từ đó xuất hiện những ý tưởng mới, rất tốt”.
TS Lê Viết Khuyến khẳng định: “Anh Quân là người có tư duy sắc sảo, là vị Bộ trưởng tâm huyết, ngày đêm lo cho sự nghiệp chung và của ngành giáo dục đào tạo…”.
GS Hoàng Xuân Sính - một trong những người sáng lập Trường ĐH Thăng Long - trường đại học ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam, tâm sự : “Với tôi, anh Quân là một Bộ trưởng gần gũi anh em trí thức, từ tốn khiêm nhường, không quan liêu hách dịch, ghét thói tham nhũng, thấy việc gì tốt cho giáo dục thì khuyến khích cho làm, không có kiểu lúc nào cũng răn đe trừng phạt”.
GS Trần Hồng Quân sinh ngày 15/2/1937, tại xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng; thường trú tại đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM. Từ năm 1961-1975: Giáo sư Trần Hồng Quân giảng dạy tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Từ năm 1975-1976: Giáo sư là Trưởng Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Từ năm 1976-1982: Giáo sư là Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.Từ năm 1982 - 1987: Giáo sư là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Từ năm 1987 - 1990: Giáo sư Trần Hồng Quân giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại Học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề. Từ năm 1990-1997: Giáo sư là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ 1998 đến khi về hưu: Giáo sư Trần Hồng Quân là Phó Ban Dân vận Trung ương. Từ năm 2005-2015: Giáo sư là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Ngoài công lập Việt Nam. Từ năm 2015-2021, Giáo sư Trần Hồng Quân là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Từ năm 2021 đến khi qua đời: Giáo sư là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội. Giáo sư Trần Hồng Quân là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, X. Ông nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII. GS Trần Hồng Quân được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; Huy hiệu 60 năm tuổi đảng và nhiều huân, huy chương cao quí khác. Lễ viếng GS Trần Hồng Quân được tổ chức lúc 11h ngày 27/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam, số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM; Lễ truy điệu tổ chức lúc 9h ngày 29/8. An táng GS Trần Hồng Quân tại Nghĩa trang thành phố. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接