VởVang bóng một thời của sân khấu Lệ Ngọc lấy cảm tác từ các tập truyện ngắn nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân - một tập truyện được xem là "viên ngọc quý" của Văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Hiếu - tác giả kịch bản đã chọn 3 truyện ngắn: Chém treo ngành,ởdiễnđềcaoviệcgiữgìnthiênlươngđểsốngtốttrênđờsong lam Chữ người tử tù, Những chiếc ấm đấtđể tạo nên một tác phẩm sân khấu mà ở đó, cái đẹp được tôn vinh như những gì thánh thiện nhất trong những thứ giản đơn tưởng chừng như xưa cũ.
NSND Lệ Ngọc và Văn Hải trong vở diễn. |
Vở kịch xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao - anh hùng thất thế (nghệ sĩ Anh Tuấn) và quản ngục (nghệ sĩ Văn Hải). Họ bất ngờ gặp nhau ở nơi trắng đen lẫn lộn. Dẫu khác biệt về thân phận, hoàn cảnh nhưng niềm yêu thích cái đẹp đã kết nối cả hai.
Sân khấu thiết kế rất đơn giản chỉ với hai song sắt nhỏ đã hoá trại giam. Khi tấm màn nhung mở ra, viên quản ngục đi đi lại lại và luôn ý thức được công việc cũng như hoàn cảnh của bản thân, nơi đây sống bằng lừa lọc và tàn nhẫn, sống giữa gông xiềng và tội ác, ăn lương bổng triều đình để cai quản những kẻ bị coi là phản nghịch.
Tính cách dịu dàng, lương thiện dù sớm hay muộn sẽ bị sự xô bồ, hỗn loạn nơi ngục tối ấy làm cho tha hoá. Có lẽ bởi thế, nơi ngục tù tăm tối, quản ngục đã treo chữ "Nhẫn" như để nhắc nhở bản thân. Quản ngục hiện lên với hình tượng dũng cảm, biết hướng thiện, dám sống vì lẽ phải. Tuy là người đứng đầu của một trại giam, kinh qua bao nhiêu lớp người cặn bã, ông vẫn giữ được bản chất lương thiện.
Thông qua câu chuyện của quản ngục và lính tốt về câu chuyện uống trà, sưu tầm ấm uống trà, người xem hiểu được thú vui tao nhã uống trà của người xưa trong Những chiếc ấm đất. Việc uống trà gì, uống với ai cũng cần phải chọn đúng chiếc ấm phù hợp.
Trên sân khấu, hình tượng của Huấn Cao được làm rõ ở ba phương diện là nghệ sĩ tài hoa, anh hùng giàu khí phách và con người thiện lương. Dù chịu bao đau đớn thể xác nhưng Huấn Cao nhất định không cho chữ Quan ngục bởi ông luôn quan niệm chữ chỉ dành cho những con người xứng đáng với thiên lương (phần tốt đẹp có sẵn của con người do trời ban cho) cao quý. "Khá khen một viên quản ngục thô bỉ cũng có ham thú cao sang. Những ta nói luôn, chữ của ta là không thể lọt vào tay phàm phu tục tử" - Huấn Cao nói.
Cuối cùng, vì tình yêu thiết tha với cái đẹp, chính tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của quản ngục đã khiến Huấn Cao không tiếc gọi ông một tiếng "thầy Quản" và đồng ý cho chữ. Giữa nơi ngục tù ẩm ướt hôi mùi chuột gián đó, hai chữ "Thiên, Lương" mà Huấn Cao dành tặng cho quản ngục đã thức tỉnh không chỉ ông mà ngay cả tên đao phủ Bát Lê nổi tiếng chém treo ngành phải thức tỉnh. Đao phủ Bát Lê không chém quản ngục hay Huấn Cao mà kề đao vào chính cổ của mình.
Với vai diễn Huấn Cao, diễn viên Anh Tuấn lợi thế hình thể, đài từ rất tốt kèm với đó là chịu khó luyện tập vũ đạo để thể hiện tài viết chữ nổi danh cũng như nét đặc biệt của chất chí sĩ trong con người nghệ sĩ không khuất phục cường quyền.
Đạo diễn - NSƯT Bùi Như Lai chia sẻ, khi dựng vở này, anh chịu áp lực vì cái bóng vĩ đại của nhà văn Nguyễn Tuân nên cố gắng để tìm tới tinh thần cốt lõi của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa đánh giá với vở diễn này, Bùi Như Lai đã tìm ra chìa khóa để tạo nên thành công của vở diễn là tập trung khai thác đến mức cao nhất nghệ thuật của người diễn viên, cả nghệ thuật thoại và nghệ thuật diễn.
Tình Lê
NSND Minh Hằng, NSƯT Xuân Bắc nhiễm Covid-19
NSND Minh Hằng, NSƯT Xuân Bắc dù đã rất cẩn thận, nghiêm chỉnh chấp hành 5K nhưng cuối cùng vẫn bị nhiễm Covid-19.