Sáng 12/4,ệtNamthuộctopthếgiớivềtỷlệviphạmbảnquyềnthiệthạitỷkqbd belarus Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức buổi tập huấn về khai thác và sử dụng hình ảnh bản quyền phục vụ xuất bản.
Tham dự buổi tập huấn có đại diện lãnh đạo Cục Bản quyền, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hội Xuất bản Việt Nam cùng đại diện các nhà xuất bản trong nước.
Vi phạm bản quyền hình ảnh gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế
Nói về lý do tổ chức tập huấn, ông Nguyễn Thái Bình cho biết: “Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước, Nhà xuất bản có hai nhiệm vụ quan trọng là tổ chức biên tập, xuất bản sách chính trị, lý luận, pháp luật và tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản. Các nhà xuất bản khác cũng có những nhiệm vụ, chức năng riêng và đối tượng bạn đọc, lĩnh vực phục vụ riêng. Nhưng tất cả 57 nhà xuất bản trên cả nước đều có những hoạt động liên quan chặt chẽ đến công tác khai thác, sử dụng hình ảnh cho việc xuất bản, in ấn xuất bản phẩm.
Chúng tôi ý thức một cách sâu sắc rằng việc nâng cao nhận thức, trang bị cho cán bộ, biên tập viên, viên chức và người lao động đang làm việc tại môi trường xuất bản những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vấn đề khai thác và sử dụng hình ảnh có bản quyền là một việc làm hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay”.
Cũng theo ông Bình, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ các công nghệ mang tính đột phá đã khiến không gian mạng trở thành một phần không thể thiếu của đời sống và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin, phát triển kinh tế tri thức.
Sự thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng của các công cụ, phương tiện và hình thức trao đổi thông tin được dự báo mang lại những lợi ích chưa từng có song cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Trong đó, việc sử dụng thế nào cho đúng quy định các tác phẩm được pháp luật bảo hộ bản quyền là vấn đề được mọi người rất quan tâm.
Ở Việt Nam, bản quyền và bản quyền hình ảnh được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các nghị định hướng dẫn thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi và tài sản trí tuệ của các tác giả, ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép với mục đích cá nhân hay thương mại. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng vi phạm bản quyền hình ảnh đang rất phổ biến, dưới nhiều hình thức và có xu hướng ngày càng phức tạp bởi nó diễn ra chủ yếu trên không gian mạng.
Điều này gây ra thiệt hại lớn về mặt kinh tế, mang lại những tổn hại về tinh thần cho chủ sở hữu nếu những hình ảnh đó được sử dụng vào mục đích không lành mạnh.
Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực và thứ 9 trên thế giới về tỷ lệ vi phạm bản quyền, trong đó 80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số, khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 350 triệu USD, tương đương 7.000 tỷ đồng (số liệu năm 2022).
Nhiều đơn vị vô tình xuất bản sách khi chưa có giấy phép sử dụng hình ảnh
Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được phổ biến quy trình đăng ký giấy phép sử dụng hình ảnh phục vụ cho doanh nghiệp và các đơn vị xuất bản; trao đổi kinh nghiệm bảo vệ bản quyền đối với xuất bản phẩm… Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng giải đáp vướng mắc của đại biểu liên quan đến việc khai thác và sử dụng hình ảnh bản quyền phục vụ xuất bản; hướng dẫn khai thác và sử dụng hình ảnh bản quyền đúng luật, đúng cách, hiệu quả…
Bà Trần Thị Diễm Châu, đại diện Shutterstock tại Việt Nam cũng chia sẻ kiến thức và nhận thức về vấn đề bản quyền tác giả, đặc biệt là bản quyền sử dụng hình ảnh. Theo bà, để bảo vệ xuất bản phẩm việc đầu tiên phải làm là đăng ký bản quyền tác giả. Tờ giấy đăng ký bản quyền tác giả giống như giấy khai sinh cho “những đứa con tinh thần” của tác giả.
Tuy nhiên bà Diễm Châu bày tỏ, một trong những vấn đề mà nhiều nhà xuất bản gặp phải là khi mua bản quyền một tác phẩm, người bán chỉ bán nội dung chứ không bán lại quyền sử dụng hình ảnh trong tác phẩm. Từ đó, nhiều đơn vị vô tình xuất bản sách khi chưa có giấy phép sử dụng hình ảnh.
Vì vậy, giải pháp là đối tác cung cấp sách hay tác phẩm phải có trách nhiệm cung cấp liên hệ nơi cấp phép sử dụng hình ảnh cho người mua bản quyền. Trong buổi tập huấn, các đại biểu cũng đề nghị nâng cao văn hóa sử dụng sách thật thông qua việc tuyên truyền quảng bá sách.
Mỹ Hà
Đề xuất hình thành liên minh bảo vệ bản quyền báo chíChiều 16/3, tại phiên thảo luận chuyên đề Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã đưa ra đề xuất về việc thành lập Liên minh bảo vệ bản quyền báo chí.