Android tùy biến có thực sự tồi tệ?_pachuca – necaxa

Fan hâm mộ hệ điều hành Android từ lâu vẫn tự hào với hai “chân lý” hiển nhiên: Android tuyệt vời hơn iOS và Android càng ít tùy biến bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

Tạm gác lại khẳng định đầu tiên về cuộc chiến muôn thuở giữa Android và iOS,ùybiếncóthựcsựtồitệpachuca – necaxa thì rõ ràng trong mắt người dùng am hiểu công nghệ, skin Android (thuật ngữ chỉ các phiên bản tùy biến Android từ nhà sản xuất điện thoại như Samsung, LG, Sony…), nói theo cách dễ nghe nhất, chỉ là một sự bất tiện bất đắc dĩ, hay đúng hơn là thất bại thảm hại của nhà sản xuất trong việc nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu người dùng.

Tuy nhiên, sau 8 năm kể từ ngày chiếc smartphone Android sở hữu giao diện tùy biến đầu tiên ra đời (HTC Sense, 2009), cũng như sau khi Samsung chứng minh cho thế giới thấy rằng TouchWiz tùy biến nặng nề của mình không không ngăn cản doanh số dòng Galaxy S và Galaxy Note leo cao từng năm, có lẽ Android skin xứng đáng được một lần xem xét lại.

Phần cứng ngày càng mạnh mẽ và quy luật hiệu suất giảm dần

Một số luận điểm phổ biến khi tranh cãi về tính hữu dụng của Stock Android (tức phiên bản hệ điều hành Android thuần túy không có hoặc ít bị tùy biến) và các phiên bản Android tùy biến khác có thể kể đến như:

- Android tùy biến trông quá màu mè, thiếu chuyên nghiệp và xấu hơn so với Stock Android

- Thường đi kèm với bloatware và ứng dụng kép (ví dụ như trên Galaxy bạn sẽ thấy có 2 ứng dụng email: Email và Gmail)

- Khiến máy bị chậm

- Thiếu tính thống nhất với ngôn ngữ thiết kế Material Design

-  Nhận bản cập nhật muộn hơn rất nhiều so với Stock Android

- Khiến Android trở nên rắc rối và khó làm quen hơn với người sử dụng mới

- Gây hao pin hơn Stock Android

Tất cả những nhận xét trên có thể đều đúng cho tới 2 năm về trước. Tuy nhiên hiện tại, với việc phần cứng smartphone ngày càng mạnh mẽ hơn và nhà sản xuất cũng tối ưu hóa thiết bị tốt hơn, lập tức chê bai Grace UX của Samsung hay LG UX trước khi trải nghiệm thật sự chỉ là khẳng định vô căn cứ hơn là ý kiến khách quan.

Stock Android thường đồng nghĩa với tốc độ xử lý tác vụ nhanh chóng và chuyển đổi hoạt ảnh mượt mà, nhưng như đã nói ở trên, tiến bộ vượt bậc về công nghệ vi xử lý nói riêng và phần cứng nói chung đang ngày càng xóa nhòa sự khác biệt đó. Chỉ 3 - 4 năm trước, người ta không thể tìm được một flagship Android nào có thể chạy mượt như các thiết bị Nexus của Google. Nhưng giờ đây, chiếc Huawei Mate 9 hay LG V30, hai trong số rất nhiều thiết bị sử dụng giao diện Android tùy biến, cũng chạy mượt hệt như Google Pixel vậy.

Ngay cả Samsung, nhà sản xuất đầy tai tiếng và từng nhận chỉ trích thậm tệ vì đã tùy biến Android quá nặng nề trên các phiên bản Galaxy S của mình, cũng đã cải tiến rất nhiều  với “Grace UX” trên Galaxy S8. Flagship Samsung có thể không giữ được hoạt ảnh chuyển đổi mượt mà như Google Pixel sau một thời gian sử dụng, nhưng bất cứ độ trễ nào dù có cũng là quá ít để người dùng phải bận tâm hoặc phá hỏng trải nghiệm sử dụng.

Thêm vào đó, Stock Android chưa hẳn đã đảm bảo cho việc cập nhật thường xuyên và liên tục. Bằng chứng là chiếc Motorola, sử dụng một phiên bản Android gần như “tinh khiết” nhất, lại nhận bản cập nhật bảo mật sau cả Samsung và LG.

Android tùy biến mang lại nhiều hơn là lấy đi

Hầu hết các nhà sản xuất cố gắng tùy biến Android cũng như tự tạo cho mình một giao diện riêng với mục đích mang lại tính năng độc đáo nhằm thu hút người dùng và tách biệt mình với các nhà sản xuất khác. Stock Android, dù vẫn tùy biến tốt hơn iOS, nhưng khi so với những gì phần mềm trên Galaxy S8 hay LG V30 làm được, thì vẫn còn rất hạn chế. Một số tính năng không thể tìm thấy trên Stock Android có thể kể đến như:

- Chế độ dùng điện thoại một tay

Cúp C2
上一篇:Việt Nam extends condolences over death of first Mongolian President
下一篇:Thế giới 24h: Sự thật bất ngờ về làn sóng người tị nạn