Từ nỗi lo thường trực về bảo mật
Sự việc Vietnam Airlines bị tấn công buộc một số ngân hàng phải khoá thanh toán online của chủ thẻ tín dụng có giao dịch với Vietnam Airlines năm 2016 hay các vụ tài khoản thẻ ngân hàng của một số ngân hàng “bỗng dưng bốc hơi” đang là mối lo an ninh bảo mật thường trực trong ngành ngân hàng,ânhàngvàdoanhnghiệpthanhtoánđiệntửphảiphòngvệngaytừtrungtâmdữliệty le thanh toán điện tử.
Mới đây nhất, hãng bảo mật Kaspersky Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về những nhóm hacker chuyên thực hiện những cuộc tấn công có chủ đích (APT) đã tấn công thành công các ngân hàng, tổ chức tài chính ở Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đó là các cuộc tấn công chống lại cơ sở hạ tầng ATM, máy chủ SWIFT hoặc cơ sở dữ liệu với các giao dịch và thông tin thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Tổn thất chính xác về tài chính hiện chưa thể tính toán được.
Còn theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), từ đầu năm 2017 đến nay, đã phát hiện và ghi nhận nhiều chiến dịch tấn công nhằm vào ứng dụng trên nền tảng Android, đặc biệt là ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Các chuyên gia về an toàn thông tin và nhiều tổ chức đã phát hiện, ghi nhận nhiều biến thể nguy hiểm của các dòng mã độc ngân hàng trên nền tảng Android: Faketoken, Svpeng, BankBot, AceCard… những dòng mã độc này có khả năng đe dọa rất lớn đối với người dùng sử dụng ứng dụng ngân hàng trực tuyến.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ TT&TT đánh giá: “Vài năm trước đây, các cuộc tấn công mạng nhằm vào thanh toán điện tử mới gây thiệt hại nhỏ thì nay đã lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng, Đây thực sự là nguy cơ đe dọa đối với sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường thanh toán điện tử nói riêng và cả lĩnh vực ngân hàng nói chung”.
Ông Hà Thế Phương, Phó Tổng giám đốc CMC InfoSec cũng khuyến cáo, các ngân hàng, tổ chức tài chính, thanh toán Việt Nam phải có chứng chỉ bảo mật thẻ theo tiêu chuẩn thế giới PCI DSS. Đây là tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán quản lý bởi 5 tổ chức thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, American Express, Discover và JCB.
Thiết lập “tường thành” Data Center
Tiêu chuẩn PCI DSS được coi như là một “công cụ” giúp các ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử, thương mại điện tử… chống chọi lại với nguy cơ bị tấn công. Tiêu chuẩn PCI DSS được phát triển nhằm hỗ trợ các tổ chức thanh toán thẻ bảo vệ dữ liệu của khách hàng, chống lại việc xâm nhập và sử dụng dữ liệu khi chưa được phép. PCI DSS sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế các lỗ hổng bảo mật và rủi ro bị đánh cắp thông tin; đồng thời tăng cường bảo vệ dữ liệu lưu trên thẻ.
(责任编辑:Cúp C1)