Mới đây,ẹantivắcxincontrẻbịđẩyvàovòngnguyhiểđội hình crystal palace gặp wolves một bé trai 4 tuổi (ngụ TPHCM) được đưa vào khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng ho nhiều không đỡ. Bé được chẩn đoán bị biến chứng viêm phổi do sởi. Điều tra bệnh sử, người bố cho biết trẻ chưa từng tiêm phòng vì mẹ bé anti vắc xin.
Chia sẻ với PV VietNamNet, bác sĩ Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - cho biết đây không phải là trường hợp cá biệt có phụ huynh phản đối tiêm vắc xin.
“Tính đến ngày 4/12, khoa đang điều trị cho 110 bệnh nhi mắc sởi. Số trường hợp nhập viện đã tăng rõ rệt trong những tuần gần đây, từ 80 lên hơn 100 ca mỗi tuần. Hầu hết các bé đều chưa tiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ 2 mũi. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại” - bác sĩ Quy nhận định.
Theo bác sĩ Quy, hiện nay, nhiều phụ huynh có quan niệm phản đối vắc xin vì sợ con xuất hiện tác dụng phụ sau tiêm như tự kỷ. Tại khoa Nhiễm - Thần kinh, khoảng 10-12% phụ huynh của bệnh nhi mắc sởi có quan điểm này.
Bên cạnh đó, một số bé chưa được tiêm ngừa do phụ huynh không nhớ lịch hoặc trẻ không đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe vào ngày hẹn tiêm. Có bé lại mắc bệnh khi chưa kịp tiêm đủ mũi.
Ngoài ra, ở một số vùng, người dân vẫn coi thường sởi, xem đây là căn bệnh nhẹ nên không cho con tiêm phòng.
Căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhanh hơn Covid-19
Cũng theo Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, một bệnh nhân sởi có khả năng lây cho 12-16 người. Khả năng lây lan của sởi còn "kinh hoàng" hơn cả virus Corona gây ra đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ mắc sởi có thể có các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm ruột, thậm chí nhiễm trùng máu" - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh cảnh báo.
Hiện nay, 90% trường hợp nhập viện và điều trị tại khoa đều có biến chứng, chủ yếu là viêm phổi và viêm ruột. Ở các trẻ có cơ địa miễn dịch bình thường, bệnh tiến triển nhẹ hơn. Tuy nhiên, với những bé có bệnh lý nền như tim bẩm sinh, hội chứng thận hư hay ung thư, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, bác sĩ Quy khuyến cáo trẻ có dấu hiệu mắc bệnh sởi như phát ban, sốt cao không hạ, mệt mỏi, nôn ói, hoặc khó thở, cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Việc nhập viện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời các biến chứng nguy hiểm, hạn chế nguy cơ tử vong.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tránh những quan niệm sai lầm trong điều trị như kiêng gió, kiêng nước hay cho trẻ ăn uống không đầy đủ. Thay vào đó, bệnh nhi cần được tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, bù nước, cung cấp đủ vitamin A và các loại trái cây để nhanh phục hồi.
Theo bác sĩ Quy, việc điều trị bệnh sởi ở giai đoạn nặng đòi hỏi bệnh nhi phải nhập viện, làm mất thời gian công việc của phụ huynh và tốn kém chi phí điều trị. Trong khi đó, sởi là bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Trẻ trong độ tuổi có thể tiêm ngừa miễn phí theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Vắc xin sởi nếu được tiêm đủ theo phác đồ có khả năng bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc bệnh đến 98%.
Chuyên gia này còn khuyến cáo người lớn nên tiêm nhắc vắc xin sởi. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu không tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như sảy thai hoặc chết lưu.
Chia sẻ tại Hội nghị tình hình bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam năm 2024, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Lê Như Tùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM - cho hay từ đầu năm đến nay, số ca sởi là người lớn được ghi nhận tại đơn vị này tăng nhiều so với các năm trước.
Cụ thể, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 900 trường hợp mắc sởi, khoảng 65-70% trong số đó là người lớn. Ở nhóm này, sởi thường có bệnh cảnh không điển hình, phát ban muộn, kéo theo diễn tiến suy hô hấp muộn. Do đó, các triệu chứng rất dễ bị bỏ sót, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ngoài ra, sởi người lớn thường diễn tiến nặng ở nhóm thai phụ chưa tiêm ngừa đầy đủ.
“Đặc biệt, bệnh viện ghi nhận một trường hợp thai phụ 26 tuần mắc bệnh sởi diễn tiến nặng, phải thở máy” - bác sĩ Tùng thông tin.