Tại Hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Hà Giang diễn ra chiều ngày 25/8,ôgiáotrườngchuyêntrảilòngchuyệnHàGiangđộisổthitốtnghiệfulham vs crystal palace cô Nguyễn Kim Anh đã chia sẻ những băn khoăn, trăn trở của bản thân.
Trước thực trạng kết quả thi tốt nghiệp hằng năm của Hà Giang rất thấp, 4 năm liền đội sổ, cô Kim Anh có 14 năm đứng lớp, từng chấm thi nhiều năm, từng bồi dưỡng học sinh giỏi và tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp vùng cao khẳng định, con số xếp hạng kết quả thi là chính xác, khách quan, đúng thực lực giáo viên, học sinh và sự quan tâm của phụ huynh.
Tuy nhiên, ẩn sau con số đó có nhiều lý do, nhiều vấn đề cần giải quyết như: về kinh tế, địa hình, trình độ đội ngũ, cơ sở vật chất, một số phong tục tập quán cũ cản trở giáo dục, đặc biệt tại một tỉnh nghèo nhất nước như Hà Giang.
Cô Nguyễn Kim Anh - giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Như Ý. |
Từ góc nhìn chuyên môn, cô giáo trường chuyên cho rằng, việc xếp hạng cho thấy Hà giang có sự chênh lệch quá cao về huyện, thị và vùng miền, trong đó tỉ lệ học sinh ở vùng nông thôn chiếm đa số.
Có em ở vùng cao, sâu xa, đọc còn chưa thạo, đừng nói đến chuyện đọc hay, càng khó giải Toán, làm Tiếng anh.
Trăn trở với chất lượng giáo dục địa phương, cô từng tìm hiểu, so sánh với tỉnh Bắc Kạn, nơi có điều kiện địa lý, kinh tế tương đồng nhưng kết quả giáo dục của họ cao hơn cho thấy, Hà Giang có khoảng 55.000 dân ở vùng thành thị trên tổng số hơn 800.000 dân (6%); Bắc Kạn tỉ lệ này là 46.000 dân/hơn 300.000 dân (chiếm 14%).
Ngoài ra, những năm gần đây Tiếng Anh trở thành môn thi bắt buộc trong khi ở địa phương, học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn. Các em học tiếng phổ thông đã là ngoại ngữ nay phải học thêm Tiếng Anh lại càng khó.
Tuy nhiên, xác định đây là môn học quan trọng, cần có cách học cải thiện môn học này vì kết quả thi năm nào môn học này cũng xếp hạng cuối cùng trong cả nước.
Có cô giáo mỗi ngày đều đặn đi về 100 cây số dạy học trong nhiều năm |
Một nguyên nhân nữa tác động đến kết quả xếp hạng theo cô giáo này đó là tính chất của kỳ thi 2 trong 1. Những tỉnh có đa số học sinh dùng kết quả này để xét tuyển ĐH, liên quan đến ngành nghề trong tương lai, các em nỗ lực hơn, thường có thứ hạng cao hơn.
Tại Hà Giang chỉ có khoảng gần 63% học sinh lấy kết quả thi dùng cho 2 mục đích, trong khi cùng là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn con số này là 76,5%. Nhiều em cho rằng, chỉ xét tốt nghiệp không cần học quá nhiều.
Khó thu hút giáo viên giỏi về dạy học
Ngoài ra, cô Kim Anh cũng thừa nhận, từ phía học sinh năng lực, ý thức học tập đa phần đang rất thấp.
Ở góc độ phụ huynh, cô giáo nhận thấy, cha mẹ chưa thực sự đầu tư cho giáo dục. Ở vùng thuận lợi cho nhận thức, quan điểm sống họ sẵn sàng chi tiền mua điện thoại, đi du lịch nhưng giáo viên đề nghị mua sách hay, khoá học trực tuyến là ngần ngại.
Cô Kim Anh cũng thừa nhận, trình độ đội ngũ giáo viên đa phần hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Điều đó xuất phát từ khâu tuyển dụng. Rất khó để thu hút giáo viên giỏi, xuất sắc từ các trường sư phạm tốp đầu về trường miền núi xa xôi. Ngay cả trường THPT chuyên số giáo viên tốt nghiệp sư phạm chính quy về Hà Giang đếm không quá 2 đầu ngón tay, đa số thuộc hệ đào tạo khác.
Cô giáo cũng chia sẻ sự trăn trở với giáo dục vùng biên giới còn quá nhiều đặc thù, khó khăn chưa tìm được lối ra, từ giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp. Làm thế nào để con em đồng bào thiểu số học tốt ngoại ngữ? Làm sao để học sinh không bỏ học vào mùa du lịch đi kiếm tiền hay hạn chế các em cấp 2-3 tảo hôn? Với các môn thi tốt nghiệp THPT dạy học thế nào là phù hợp với đặc điểm tư duy, nhận thức của học sinh vùng cao.
Từ thực tế đó, cô Kim Anh đề xuất cải thiện chất lượng dạy học đại trà, trong đó cần tạo thước đo đánh giá rõ ràng, gắn kết quả học và thi. Đồng thời tạo văn hoá chịu trách nhiệm trong làm việc cho đội ngũ. Tăng cường hoạt động dự giờ, hội thảo, biên soạn tài liệu, giảm đánh giá, kiểm tra một cách hình thức gây lãng phí.
Cô giáo này kiến nghị, bồi dưỡng và có cơ chế thu hút giáo viên. |
Mong muốn có thêm nhiều hơn nữa các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên nhưng phải sát thực tiễn, có sự tham gia của giáo viên cốt cán, chuyên gia trường ĐH Sư phạm. Khảo sát nhu cầu học tập của học sinh địa phương rõ nét hơn. Ví dụ hết THCS các em có hướng học nghề bao nhiêu và địa phương đã hướng đào tạo nghề, giảm thiểu sức nặng lên bậc THPT hay chưa?
Khẳng định một giáo viên giỏi sẽ đào tạo được nhiều khoá học sinh giỏi, cô Kim Anh cũng đề nghị lãnh đạo các cấp ở Hà Giang chú trọng mở lớp bồi dưỡng giáo viên. Song song với đó, lâu dài cần có chính sách thu hút nhân tài. “Những em từng học trường chuyên, đạt giải quốc gia, quốc tế, nếu chúng ta không có chính sách tuyển dụng sẽ không thu hút được và không có nhân tài cho phát triển”, cô Kim Anh chia sẻ.
(Theo Tiền phong)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)