当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Giảm thời gian, chi phí chữa bệnh nhờ dinh dưỡng tốt_lịch thi đấu epl

Giảm thời gian, chi phí chữa bệnh nhờ dinh dưỡng tốt_lịch thi đấu epl

2025-01-25 12:51:56 [La liga] 来源:Xổ số 88

Theảmthờigianchiphíchữabệnhnhờdinhdưỡngtốlịch thi đấu eplo kết quả nghiên cứu của Abbott, bổ sung dinh dưỡng qua đường uống chuyên biệt có liên quan đến việc giảm 50% tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân lớn tuổi bị suy dinh dưỡng mắc bệnh tim và phổi trong thời gian 90 ngày sau nhập viện.

50% bệnh nhân nội trú suy dinh dưỡng

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy, cứ 2 người cao tuổi nhập viện thì có ít nhất 1 người bị suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng càng nghiêm trọng hơn lúc bệnh nhân xuất viện.

Nghiên cứu mới của feedM.E. về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, do Abbott công bố gần đây cho thấy, trên thế giới có đến 50% bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện bị suy dinh dưỡng. Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh sau khi điều trị, phẫu thuật.

{keywords}
Dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân nằm viện

Còn tại Việt Nam, theo ước tính, có đến 78% bệnh nhân nội trú nằm trong tình trạng dinh dưỡng kém hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, gây tác động tiêu cực đến hiệu quả và chi phí điều trị của bệnh nhân.

“Một số bệnh nhân đã có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng khi nhập viện; một số bệnh nhân khác thì bị thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình điều trị do chế độ kiêng khem chưa hợp lý hoặc quá mức. Việc thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vì người bệnh không có đủ năng lượng, protein hay vi chất để chống chọi lại bệnh tật. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ tập trung vào điều trị mà có xu hướng ít quan tâm, thậm chí bỏ qua khâu chăm sóc dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân”, TS-BS Nguyễn Hữu Toản - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) cho biết.

Bên cạnh đó, tình trạng quá tải ở các bệnh viện trong nước, khiến bác sĩ, nhân viên y tế không dành nhiều thời gian (thậm chí bỏ qua) cho việc tư vấn dinh dưỡng, chế độ ăn uống cho bệnh nhân điều trị nội trú. Với người bệnh điều trị ngoại trú, phần lớn đến bác sĩ khám lấy toa thuốc ít khi tư vấn kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, tiết chế dinh dưỡng.

Hậu quả do thiếu hụt dinh dưỡng

Abbott vừa công bố kết quả từ một nghiên cứu lâm sàng có tên NOURISH - nghiên cứu về tác dụng của dinh dưỡng lên các trường hợp tái nhập viện không dự tính và tỷ lệ sống sót của các bệnh nhân nhập viện, cho thấy việc bổ sung dinh dưỡng qua đường uống chuyên biệt có liên quan đến việc giảm 50% tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân lớn tuổi bị suy dinh dưỡng mắc bệnh tim và phổi trong khoảng thời gian 90 ngày sau khi nhập viện.

{keywords}
Bổ sung dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân giảm “gánh” viện phí

Vì nhiều lý do, trên thực tế, nhiều nơi có đến 60% bệnh nhân nhập viện không được kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là ở người đang có bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng (viêm loét, nhiễm trùng…), kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tái phát bệnh khiến bệnh nhân phải nhập viện lại, và thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Khi đời sống được nâng lên, người ta quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng cho người đang điều trị bệnh.

Nghiên cứu Philipson được Abbott giới thiệu đến cộng đồng y tế trước đây nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc áp dụng bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống cho bệnh nhân điều trị nội trú: giúp giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí cho mỗi lần điều trị và giảm tỷ lệ tái nhập viện.

Các biện pháp giúp giảm chi phí điều cho người bệnh trong bối cảnh viện phí được điều chỉnh tăng từ 1/3/2016 là rất quan trọng. Bởi, thực tế có nhiều bệnh nhân không theo suốt liên tục liệu trình điều trị, thậm chí bỏ dở vì không kham nổi chi phí, dẫn đến bệnh tái phát nặng hơn…

GS Nicolaas E.Deutz (Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về lão hóa và tuổi thọ, thuộc Khoa Sức khỏe và vận động học, ĐH A&M Texas, Mỹ), là người trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu NOURISH cho thấy rất rõ việc tăng cường dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện sức khỏe; với những người có bệnh và suy dinh dưỡng tham gia nghiên cứu thì dinh dưỡng là yếu tố sống còn giúp cơ thể, các cơ hoạt động tốt. Đây là một bằng chứng cho thấy chúng ta cần xem dinh dưỡng là một phần của chăm sóc sức khỏe, nhất là với người cao tuổi".

Hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng, từ năm 2010 Abbott đã liên kết với trường ĐH Y Boston (Mỹ), Bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và trường ĐH Y Hà Nội thực hiện dự án AFINS - dự án “Hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng” đầu tiên tại Việt Nam. Dự án này được triển khai nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện thông qua các hoạt động đào tạo trong và sau đại học, đào tạo liên tục, nghiên cứu về dinh dưỡng lâm sàng và chăm sóc dinh dưỡng chất lượng cao cho bệnh nhân.

Doãn Phong

(责任编辑:Thể thao)

    推荐文章
    热点阅读