Đây là dự án triển khai bởi Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF). Lễ khai trương Fablab USTH diễn ra hôm nay (17/12).
Xưởng chế tạo này được thiết kế với 4 không gian: Không gian đào tạo,ườngđạihọcmởcôngxưởngchosinhviênsángchếkqbd sevilla Không gian làm việc chung, Không gian thiết kế, Không gian tiền sản xuất.
Trong đó, không gian đào tạo là nơi thực hiện các hoạt động đào tạo kỹ năng công nghệ - kỹ thuật liên quan tới thực hiện dự án khoa học kỹ - thuật và kỹ năng mềm.
Không gian làm việc chung là không gian thực, được trang bị bàn ghế tiện nghi. Không gian thiết kế bao gồm cả không gian thực và không gian ảo, được trang bị các phần mềm thiết kế, mô phỏng, tính toán trong thiết kế sản phẩm. Không gian tiền sản xuất là nơi thực hiện bước tạo ra sản phẩm.
Fablab USTH là nơi sinh viên có thể tự tay chế tạo các sản phẩm công nghệ.
TS Nguyễn Xuân Trường - Chủ nhiệm dự án cho biết, Fablab USTH được trang bị các thiết bị máy móc và công cụ như máy quét 3D, máy in 3D, máy CNC, máy phay, máy tiện, bo mạch, linh kiện điện tử, các thiết bị tự động hóa (PLC), các phần mềm bổ trợ tư duy thiết kế mô hình 2D - 3D trước khi thực hiện tạo ra sản phẩm.
FabLab USTH còn xây dựng một cộng đồng gồm những con người cùng chung đam mê nghiên cứu sáng tạo, cùng chia sẻ với nhau kỹ năng và kiến thức kỹ thuật.
“Cụ thể, dù đặt trong một trường đại học, nhưng Fablab USTH mở rộng đối tượng thụ hưởng tới cả học sinh phổ thông và doanh nghiệp. Điển hình, đối với học sinh phổ thông, Fablab USTH sẽ là không gian thực hành thí nghiệm, bổ trợ cho chương trình STEM mà các bạn được giảng dạy tại nhà trường.
Bên cạnh đó, đây cũng là nơi doanh nghiệp có thể sản xuất prototype với chi phí rẻ và chất lượng cao. Chúng tôi tin rằng, Fablab là nơi đầu tiên tại Việt Nam có sự kết nối với khối doanh nghiệp cũng như cộng đồng khoa học quốc tế", ông Trường nói.
Sinh viên USTH thực hành sử dụng máy CNC trong Fablab
Sinh viên thực hành trên máy cắt laser.
Hoàng Đình Phúc, sinh viên năm 3, ngành Công nghệ Sinh học cho biết: "Xu hướng của các nhà tuyển dụng hiện tại không chỉ cần người biết về chuyên ngành của mình mà còn phải có những kỹ năng chuyên ngành khác.
Từ khi tham gia Fablab, em đã học được nhiều kiến thức về cơ khí điện tử, lập trình nhúng… Nhờ đó, em được hiểu thêm một lĩnh vực mới và học được cách kết hợp giữa cơ khí điện tử với lĩnh vực sinh học mà em đang theo học".
Hiện tại, Phúc đã tự tạo ra được các sản phẩm như máy cho cá ăn tự động và máy tưới cây tự động.
Cậu cho rằng, đây sẽ là nơi thúc đẩy sự mày mò sáng tạo, phát triển các sáng kiến, các sản phẩm mới phục vụ cộng đồng.
Thời Vũ
Một nhóm sinh viên Hà Lan đã chế tạo thành công chiếc xe ô tô điện làm hoàn toàn bằng rác thải, bao gồm chai lọ nhựa tái chế và rác thải sinh hoạt chưa phân loại.
顶: 944踩: 18
评论专区