当前位置:首页 > La liga

Chủ tịch CMC đưa 8 kiến nghị lên Thủ tướng dỡ bỏ rào cản cho doanh nghiệp tư nhân_keo nha cai 88

Ngày 31/7/2017,ủtịchCMCđưakiếnnghịlênThủtướngdỡbỏràocảnchodoanhnghiệptưnhâkeo nha cai 88 chương trình “Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam lần 2-2017” với chủ đề “Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ nghị quyết Trung ương V” đã tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tại đây, trong chuyên đề “Kinh tế số - Thúc đẩy thực thi chính sách để tạo đà bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia điều phối và đặc biệt trực tiếp đưa ra 8 kiến nghị nhằm phát triển thành phố thông minh, khởi nghiệp sáng tạo và nguồn nhân lự CNTT.

Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Sáng kiến phát triển khu vực tư nhân tiểu vùng Mekong MBI (do Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB thiết lập) phối hợp tổ chức. Diễn đàn lần này chọn 1 chuyên đề chung (“Chương trình hành động của Khu vực tư nhân từ nghị quyết Trung ương V”) và 3 chuyên đề ngành (kinh tế số, nông nghiệp và du lịch) để tiến hành đối thoại giữa khu vực tư nhân và Chính phủ cùng đại diện các bộ, ban ngành, địa phương.

Trong đó, vấn đề Kinh tế số - một trong ba ngành được Chính phủ xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 đã thu hút sự đàm luận sôi nổi của các đại biểu tham dự. Nền kinh tế số là nền kinh tế mà tất cả các lĩnh vực kinh tế đều dựa vào hoặc sử dụng mạng và nền tảng IP, có ý nghĩa đặc biệt to lớn với mọi quốc gia vì giúp gia tăng GDP với tỉ lệ/mức độ vượt trội.  Bằng việc ban hành các văn bản như: Nghị quyết 36A về Chính phủ điện tử, Chỉ thị 16 về phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0… Chính phủ đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc nhận biết các cơ hội, giá trị và thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, hình thành thành phố thông minh tại Việt Nam, tạo cơ hội và tiền đề nắm bắt Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, quá trình hình thành nền Kinh tế số cũng như phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam còn nhiều thách thức như: chưa hội tụ được các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nền Kinh tế số; chưa thống nhất nhận thức, còn thiếu nguồn lực, giải pháp hợp lý để phát triển thành phố thông minh…

Tham gia đối thoại về vấn đề này tại Diễn đàn có sự góp mặt của đại diện Bộ ngành địa phương: Lãnh đạo Bộ TT&TT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học & Công nghệ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Đà Nẵng. Đại diện khu vực kinh tế tư nhân trong khối công nghệ có CMC, FPT, VMCG… Nội dung được đưa ra bàn luận tại chuyên đề xoay quanh các vấn đề chính đó là: Thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử; Tăng cường vốn ngân sách trong ứng dụng CNTT; Thành phố thông minh; Startup công nghệ và nhân lưc ngành CNTT.

Với vai trò là người điều phối chính của phiên thảo luận, ông Nguyễn Trung Chính đã đưa 8 kiến nghị nhằm phát triển thành phố thông minh, khởi nghiệp sáng tạo và nguồn nhân lực CNTT. Theo ông Chính, điểm thứ nhất, Chính phủ nên sửa lại Nghị quyết 36a để đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tiếp cận dự án chính phủ điện tử.

Thứ hai, nên bỏ phí viễn thông công ích đối với dịch vụ Internet vì đây là dịch vụ rất cần trong nền Kinh tế số và đang cần hỗ trợ, việc thu phí sẽ đi ngược lại và sẽ làm ảnh hưởng đến việc mở rộng mạng lưới.

分享到: