您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

Giáo viên bày nhau ‘vượt khó’ môn Tiếng Việt lớp 1_kết quả tỷ số ngoại hạng ý

Ngoại Hạng Anh815人已围观

简介Cho trẻ nghe nhạc, đọc thơ, kể chuyện để học chữKhi một giáo viên lo lắng về việc học sinh trong lớp ...

Cho trẻ nghe nhạc,áoviênbàynhauvượtkhómônTiếngViệtlớkết quả tỷ số ngoại hạng ý đọc thơ, kể chuyện để học chữ

Khi một giáo viên lo lắng về việc học sinh trong lớp không thuộc bảng chữ cái và “nhờ trợ giúp” trong một nhóm trên mạng xã hội, đã có rất nhiều giáo viên khác đưa ra những cách thức thú vị từ kinh nghiệm dạy học của bản thân.

Cô Hương Đinh đưa ra 5 bước dạy học: 1. Hướng dẫn các em đọc chữ trên bảng. 2. Cho tìm chữ đã đọc trong bộ đồ dùng. 3. Cho các em viết chữ vừa đọc. Lưu ý mỗi buổi chỉ 1-2 âm. 4. Học âm nào gắn âm đó lên bảng để tiết sau kiểm tra đọc. 5. Phối hợp với phụ huynh để các e học ở nhà.

{keywords}
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 mới đang là thách thức không nhỏ với nhiều học sinh và cả giáo viên

Cô giáo Duyên Trần (Nam Định) còn làm video hướng dẫn từ bài 1, lập nhóm Zalo hàng ngày đưa bài lên. “Đến giờ cũng thấy dễ thở hơn rồi. Những âm không nằm trong cấu tạo vần thì mình dạy kĩ hơn. Còn những âm làm âm cuối như nh, ch, ng.... sẽ kĩ ở phần vần nên không cần lo” – cô giáo này cho biết.

Theo kinh nghiệm của cô Nguyễn Thúy Hồng (Nghệ An) thì chỉ cho học sinh học từng 5 chữ đến khi thuộc, nhận biết được thì mới chuyển tiếp. “Các em thuộc được rồi thì giáo viên đọc cho học sinh viết, đúng chữ là được, không cần đẹp”.

Cô giáo Nguyễn Thị Thủy (Trường Tiểu học Bến Thủy) thì “hiến kế”: Cứ 15 phút đầu giờ các cô mở cho các cháu nghe và hát theo bài hát chữ cái Tiếng Việt. “Học sinh hát mình thấy nhanh thuộc lắm” – cô Thủy cho biết.

Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng với trường, lớp có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất như tivi máy chiếu, chứ thuộc bài hát mà không thuộc mặt chữ thì không hiệu quả.

{keywords}
Một bài học trong SGK Tiếng Việt 1

Hay như lời khuyên gắn chữ cái vào câu chuyện hay hình ảnh để học sinh dễ nhớ cũng được đưa ra.

Cô Lương Mỹ (Tây Ninh) lại khuyến khích học sinh, những gia đình có internet vào các kênh dạy học trực tuyến ôn Tiếng Việt.

Còn cô giáo Phạm Tuyết (Trường Tiểu học Kỳ Liên, Hà Tĩnh) thì có một cách khá thú vị để tiết kiệm được thời gian kiểm tra bài cũ: Cứ giao đọc, bạn nào đọc tốt quay video gửi cô, sáng hôm sau chỉ hỏi bài cũ những bạn yếu nữa là được.

Đặc biệt hơn, cô Lê Hảo (Hà Nội) còn làm thơ cho trẻ học chữ cái. Bài thơ của cô như sau:

Bé hôm nay đi học

Lớp "đại học chữ to"

Cô giáo dạy chữ O

Bé tập làm gà gáy

Nhìn mắt cô nhấp nháy

Bé nhớ cụ mắt M

Mệt quá, cô thở H

Rồi giả V ngất xỉu

Thấy một bé nũng nịu

Cô khóc hộ E, E

Cô cứ việc khóc nhè

Còn bé cười khúc khích

Bé ơi, bé có thích

Lớp "đại học chữ to"

Theo cô Hảo, đây là phương pháp tượng hình, chỉ 15 phút đến 30 phút là các cháu có thể thuộc nửa bảng chữ cái mà nhớ rất lâu.

Giáo viên "lách" quy định?

Theo quy định, học sinh học 2 buổi/ngày thì giáo viên không được giao bài tập về nhà cho các em. Thế nhưng, ở rất nhiều trường giáo viên vẫn giao bài cho các em làm ở nhà vào buổi tối bởi theo các thầy cô, nếu về nhà không học thêm thì không biết khi nào các em mới đọc thông, viết thạo.

Nhưng mới đây, Bộ GD-ĐT lại vừa có công văn yêu cầu các nhà trường thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng không gây quá tải, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ ngay tại lớp, không giao thêm bài tập về nhà.

Quy định này ngay lập tức gây xôn xao trong giáo giới và cả trong phụ huynh. Nhiều ý kiến cho rằng nếu muốn việc học của trẻ thực sự hiệu quả, phụ huynh không thể làm ngơ. Mà sự trợ giúp của phụ huynh đương nhiên là được thực hiện ở nhà.

Có cô giáo đã phải than thở “Giao thì sai mà không giao thì học sinh không biết viết, thậm chí quên luôn bài hôm nay học. Phải làm sao đây các bạn đồng nghiệp ơi?”.

Trước tình huống này, các thầy cô đã đưa ra nhiều cách thức để kéo phụ huynh vào việc học của trẻ, chứ không chỉ là giao bài tập về nhà cho trẻ rồi phụ huynh ngồi kèm.

Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Nguyệt (Hà Tĩnh) cho rằng cần trao đổi với phụ huynh hôm nay con họ học âm gì, tối về bảo con hãy viết và đọc âm hôm nay cô đã dạy cho con. Cứ làm như vậy cuốn chiếu để học sinh ghi nhớ. Nếu em nào năng lực quá hạn chế thì phải gắn âm đó vào một sự vật mà em đó nhớ nhất và gần gũi nhất. Ví dụ b – bàn, c - cặp...

Thầy giáo Nguyễn Văn Anh thì “lách” bằng cách không giao cho học sinh mà… nhờ phụ huynh cho học sinh đọc, viết ở nhà. “Tôi chỉ mong phụ huynh hỗ trợ con luyện đọc ở nhà các bài đã học, không giao bài viết về nhà mà chỉ cho tô lại vài chữ đã học, nên cũng không quá tải”.

Một cô giáo khác thì bày cách là “Không giao mà khuyến khích các con luyện viết và xem trước bài”. Hay có cô thì không giao bài nhưng nói với phụ huynh hôm nay học bài nào, về nhà tự phụ huynh nhìn hướng dẫn để bảo con viết. “Em nào có bố mẹ kèm thì chắc chắn cô sẽ đỡ vất vả hơn nhiều, và hiệu quả rõ rệt. Khó khăn thì phải có nhiều bên cùng hỗ trợ mới đỡ vất vả cho giáo viên chủ nhiệm”.

Sau một tháng “vào cuộc", cô Nguyễn Thị Ngọc (Tây Ninh) động viên “Mọi người cứ bình tĩnh! Nóng vội là không dạy lớp 1 được đâu. Nếu các em chậm chúng ta cứ dùng chiến thuật mưa dầm thấm lâu, mỗi ngày một ít rồi cũng ổn”.

Cô giáo Nguyễn Thị Huệ (Thái Nguyên) cũng đồng tình “Dạy lớp 1 không nóng vội được, rồi đâu khắc vào đó, chỉ là kiên trì thôi”.

Ngân Anh

Bộ GD-ĐT yêu cầu không giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1

Bộ GD-ĐT yêu cầu không giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1

Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các nhà trường thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng không gây quá tải, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ ngay tại lớp, không giao thêm bài tập về nhà.

Tags:

相关文章



友情链接