Mua cam theo cách mới
Thời tiết đầu đông hanh hao,xịnkèo leicester chị Nguyễn Minh Tâm ở Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) quyết định mua cam về cho cả nhà vừa ăn vừa uống cho đỡ háo người. Chợ Vĩnh Hồ gần nhà chị sáng qua ê hề cam, đủ loại, với nhiều mức giá khác nhau, rẻ thì 15.000 - 20.000 đồng/kg, đắt thì lên tới 60.000 - 70.000 đồng/kg. Mấy hôm trước ham rẻ, mua của một bà bán rong vài cân “cam quê nhà trồng”, về ăn thử thấy vị chua gắt chứ không phải dôn dốt như lời bà bán hàng quảng cáo, chị đành phải vắt nước rồi hoà thêm ít đường cho dễ uống. Lần này quyết ẵm hàng ngon, chị vào quầy hoa quả ở giữa chợ, chọn loại đắt nhất. Chủ quầy cho nếm thử, vị cam ngọt thanh, lại mọng nước, chị tặc lưỡi tự nhủ “thôi thì đắt xắt ra miếng”.
Cam là một trong những loại trái cây mà cả nhà chị đều rất thích nên rất hay mua. Từng có thời gian, thấy ai mách chỗ này chỗ kia có cam ngon, chị đều tìm cách thưởng thức xem sự thật có giống như lời đồn hay không. Và rồi không ít lần chị đã phải thất vọng tràn trề, thậm chí bực bội vì cảm giác như bị lừa.
Khác với chị Tâm, chị Lan Phương ở Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lâu nay chỉ mua cam của những hàng quen. Tuần trước, bố mẹ chị đi tiêm vắc xin phòng chống Covid-19, nghe vài người mách uống nhiều nước cam sẽ không bị sốt, hạn chế tác dụng phụ của vắc xin, chị đặt mua luôn 10kg của một người bạn có vườn cam ở Bắc Giang với giá 25.000 đồng/kg. Cam quả thật rất ngon. Thế nhưng, phí ship khá cao, lên tới 50.000 đồng cho quãng đường vận chuyển từ phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) về nhà chị, nghĩa là tiền ship bằng tiền mua 2kg cam.
Cùng sống ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Hạnh ở Nguyễn Khoái (quận Hai Bà Trưng) lại chọn mua cam theo một cách khác. Đó là mua online. Mấy hôm trước, tình cờ nghe một cô bạn kể là hai sàn thương mại điện tử Postmart.vn của Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Voso.vn của Bưu chính Viettel (Viettel Post) đang bán khá nhiều loại cam đặc sản Việt vừa ngon vừa rẻ, chị Hạnh quyết không bỏ qua cơ hội tiết kiệm chi phí. Bởi chị nghĩ, trong lúc dịch dã phức tạp thế này, cứ bớt được đồng nào hay đồng ấy.
Cam bán trên sàn Postmart.vn đều có mô tả về hình thức và chất lượng, giá trị của sản phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ cụ thể. |
Vốn là dân văn phòng, shopping online đối với chị đã trở thành chuyện thường ngày. Thế nên chỉ cần vài cú click chuột trên sàn Postmart.vn và Voso.vn là chị có thể tìm ngay ra những loại cam ngon thuộc hàng đặc sản Việt. Chị không khỏi ngỡ ngàng khi giá bán nhiều loại cam trên sàn thương mại điện tử rẻ chẳng kém gì so với mấy hàng hoa quả ở chợ gần nhà.
Trên sàn Postmart.vn, giá bán cam Vinh là 20.000 đồng/kg, cam sành Hà Giang 20.000 đồng/kg, cam Vũ Quang – Hà Tĩnh 30.000 đồng/kg, cam Nam Đông – Thừa Thiên Huế 120.000 đồng/5kg, cam Xoàn Hồng Duyên – Trà Vinh 150.000 đồng/5kg… Hiện nhiều sản phẩm đã “cháy hàng”.
Trên sàn Voso.vn, các sản phẩm cam Cao Phong - Hòa Bình cũng đang chạy chương trình khuyến mại với giá ưu đãi khá hấp dẫn. Chẳng hạn, combo 10kg cam lòng vàng Cao Phong - Hòa Bình giảm 29% từ 399.000 đồng xuống còn 280.000 đồng, được cam kết vận chuyển trong vòng 2 - 3 ngày.
Trong tháng 11 này, sàn Voso.vn triển khai chương trình đồng giá vận chuyển chỉ từ 15.000 đồng. Khách mua cam nhập voucher mã khuyến mại sẽ được hưởng ưu đãi phí ship với các mức: 15.000 đồng cho đơn hàng 5kg, 20.000 đồng cho đơn hàng 10kg… (số kg cam càng nhiều thì phí ship sẽ cao hơn).
Một điểm khiến chị Hạnh rất ưng ý, đó là cam bán trên các sàn Postmart.vn, Voso.vn đều có mô tả về hình thức và chất lượng, giá trị của sản phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ cụ thể. Chẳng hạn, cam Vietgap Vũ Quang – Hà Tĩnh được trồng bởi Minh Chiến Farm ogranic, theo hướng hữu cơ và có chứng nhận VietGap. Theo giới thiệu của nhà vườn thì cam được trồng trên vùng đồi núi dốc, có hương thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, tép cam giòn.
Hay cam lòng vàng Cao Phong là sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp Dân chủ ở TP. Hòa Bình; cam lòng vàng Mạnh Khoa – Cao Phong là của Hợp tác xã Dịch vụ thương mại Mạnh Khoa ở số nhà 160 khu 3 thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình…
“Các sản phẩm cam của các hộ sản xuất nông nghiệp khi đưa lên sàn thương mại điện tử của chúng tôi đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các cơ quan chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn, quy định về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, thương hiệu. Trong đó, nhiều sản phẩm đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGap, OCOP…”, đại diện sàn Postmart.vn khẳng định.
Nông dân phấn khởi lên sàn
Trồng cam đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn nông nghiệp sạch thì chắc chắn sẽ phải có sự đầu tư kha khá về chi phí đầu vào. Giờ bán “giá mềm” trên sàn thương mại điện tử, liệu các hộ trồng cam có còn lãi được nhiều không?
Trả lời câu hỏi của phóng viên VietNamNet, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết: “Hiện cam Lục Ngạn bán giá gốc tại vườn từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, loại đẹp 15.000 - 17.000 đồng/kg. Giá bán trên sàn thương mại điện tử lãi hơn so với bán cho thương lái”.
Tuy nhiên, vị này cũng thẳng thắn chia sẻ rằng “đưa cam lên sàn thương mại điện tử” vẫn đang là hướng đi mới ở Lục Ngạn. Hiện các sản phẩm cam đã lên sàn chủ yếu là của các hợp tác xã chứ chưa có nhiều hộ nông dân. Sản lượng bán qua sàn còn khiêm tốn so với bán qua thương lái (mỗi lần thương lái đến tận vườn thường mua mấy chục tấn) bởi còn tùy thuộc lượng đơn đặt hàng của khách, trong khi số lượng người mua trên sàn chưa nhiều.
Trong tháng 11, sàn Voso.vn đang triển khai chương trình đồng giá vận chuyển cam. |
Có thể nói, đưa cam lên sàn thương mại điện tử là một hướng đi hiệu quả, phù hợp xu hướng chung của thế giới trong thời đại 4.0. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, từ ý tưởng đến thực tế triển khai còn rất nhiều thách thức ví như thiếu nguồn lực, nhận thức chưa đúng và chưa đủ, thiếu kinh phí đầu tư…
Để “biến cái khó thành cái dễ, cái không thể thành có thể”, cả hai doanh nghiệp bưu chính chủ sàn Postmart.vn và Voso.vn (Vietnam Post và Viettel Post) đều sẵn sàng nhập cuộc. Đội ngũ nhân viên của hai doanh nghiệp đã đến tận hộ sản xuất nông nghiệp để hướng dẫn cách thức tham gia sàn thương mại điện tử, từ quy trình đăng ký gian hàng đến đăng sản phẩm, gói bọc, giao nhận… Cùng với đó là nhiều buổi hướng dẫn trực tuyến cho bà con về app bán hàng/mua hàng, công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng/quảng bá sản phẩm trên sàn.
“Bưu điện Việt Nam miễn phí toàn bộ các chi phí đăng ký, quản lý gian hàng trên sàn Postmart.vn cho người dân đến hết năm 2021; Xây dựng và phát triển các chương trình ưu đãi để thuận lợi cho việc đặt hàng của khách mua, quảng bá sản phẩm theo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, flashsale, combo giá hợp lý… để khuyến khích người tiêu dùng mua cam trên sàn; Chủ động truyền thông, quảng bá sản phẩm trên hệ thống kênh truyền thông online như fanpage, group Facebook, YouTube… để thu hút người mua và gia tăng giá trị thương hiệu cho các sản phẩm/nhà cung cấp nông sản”, đại diện sàn Postmart.vn nói về một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cam trên sàn thương mại điện tử.
Đại diện sàn Voso.vn cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục “xây dựng các chính sách hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân lên sàn như ưu đãi vận chuyển, miễn phí mở gian hàng và duy trì gian hàng, các chương trình combo giá tốt, flashsale phù hợp để tăng sức hấp dẫn với người tiêu dùng”.
Song song với việc triển khai các giải pháp trong tiêu thụ sản phẩm cam, các chủ sàn Postmart.vn và Voso.vn còn chú trọng đào tạo cho người nông dân tham gia các nền tảng số để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, minh bạch hoá giá bán trong quá trình thương mại số trái cam cũng như nâng cao ý thức trong quy trình sản xuất. Từ đó, dễ dàng áp dụng các phương thức truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bình Minh
Nhiều loại cam chất lượng cao đang được bán trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và Voso.vn với mức giá khá “mềm”. Một phần là nhờ người bán đã được chủ sàn áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.