TheégáituổitửvongởCaoBằngmắcbệnhtruyềnnhiễmnguyhiểkết quả cúp ýo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cao Bằng, trước đó, từ ngày 14/11, bé gái 11 tuổi (Bảo Lâm, Cao Bằng) có dấu hiệu bị ho, sốt, vẫn đi học. Sau một tuần uống thuốc nhưng không khỏi, bệnh diễn biến nặng.
Đến ngày 21/11, gia đình đã đưa con đến Trung tâm Y tế huyện để khám và điều trị. Mặc dù đã tiếp nhận cấp cứu nhưng bệnh nhi đã tử vong cùng ngày.
Nghi ngờ trẻ mắc bệnh bạch hầu, Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm đã báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và lấy mẫu dịch họng gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm.
Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm tiến hành phun khử khuẩn nơi sinh sống của gia đình trẻ và trường học, cách ly các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhi trong những ngày qua.
Chiều 23/11, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhi trên dương tính với vi khuẩn C.diphtheriae, tác nhân gây bệnh bạch hầu.
Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng đã chỉ đạo khẩn CDC tỉnh thành lập đoàn công tác phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đồng thời, yêu cầu đoàn công tác của Sở Y tế đang thực hiện nhiệm vụ tại huyện Bảo Lạc trực tiếp đến giám sát, chỉ đạo và hỗ trợ ngay trung tâm y tế huyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dù thuộc nhóm B.
Bệnh lây theo đường hô hấp theo hình thức giọt bắn, có thể lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh khi nói, ho, hắt hơi… hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với các dịch tiết chứa vi khuẩn từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng.
Người lành mang trùng là những người mang vi khuẩn bạch hầu nhưng không có triệu chứng bệnh, họ vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu thường khu trú và làm tổn thương đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), gây tử vong do tắc đường thở và viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%, cao hơn ở trẻ nhỏ.
Vi khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, vi khuẩn sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế…
Các thể bệnh bạch hầu hay gặp gồm bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da...
Người mắc bệnh bạch hầu thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, họng đỏ, nuốt đau, ho, khàn tiếng, mệt, da hơi xanh, chán ăn. Sau 2-3 ngày, người bệnh xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể hồi phục bình thường.
Bệnh có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc từ hầu họng lan xuống, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, liệt do tổn thương các dây thần kinh vận động và có thể tử vong.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)