Vừa nghe thấy chuông điện thoại kêu,âmsựSựquáichiêucủanhàchồngkhiếnnàngdâukhiếpvíthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá atlas mặt Hiền đã trắng bợt. Nghe xong cuộc điện thoại, cô cuốn gói về nhà chồng ngay, chẳng kịp ăn uống hay đợi bố mẹ đẻ về để chào một câu.
Hiền kể cho tôi nghe câu chuyện đầy bế tắc của cô. Cô lấy chồng khi đã ngoài 30 tuổi. Vừa nghe tin cô lấy được chồng, gia đình bạn bè cô ai cũng vui mừng khôn xiết. Chồng cô làm chân bí thư đoàn phường, bố mẹ chồng làm nghề kinh doanh buôn bán, nhà lại ở mặt phố lớn nên ai cũng nghĩ cô sung sướng.
Nhưng cuộc sống không như là mơ. Lấy chồng chọn chồng đã khó, mấy ai chọn được cả bố mẹ chồng.
Cô kể, chồng cô và bố chồng không hợp nhau, nên từ khi cô về làm dâu hầu như không có ngày nào là không nghe bố chồng và chồng cãi nhau. Có lần cãi nhau to quá, ông còn giơ cả dép đánh vào mặt chồng cô trước mặt các con và cô.
Đỉnh điểm là vụ gần đây, khi mẹ chồng cô đi ăn liên hoan với bạn bè, nhưng bố chồng thì không gọi điện cho bà được. Ông nổi khùng lên. Ngay lúc về tới nhà, ông không chờ bà giải thích, ông lao vào đánh đập, lăng mạ vợ. Ông còn nói bà đi cặp bồ, bỏ mặc chồng con, trong khi đó bà thì đi ăn liên hoan cùng chính đám bạn trong khu, mọi người ông đều biết.
“Ông bắt bà quỳ gối cả tối ở ngoài hè, quỳ xong vẫn không cho vào nhà còn đuổi bà đi. Mấy ngày sau đó, bà còn phải đi trốn ở nhà người quen. Đánh rồi, ông cũng mặc kệ không quan tâm, ông bỏ nhà đi chơi cả tuần” - chị Hiền kể lại.
Nghĩ bố chồng đi chơi xa, cô đi xuống nhà ngoại cũng không gọi điện thoại báo cho ông nữa. Không ngờ ông bất chợt về nhà. Lúc không thấy cô, ông đã gọi điện thoại lớn tiếng quát nạt, chẳng thèm quan tâm tới thái độ của ông bà thông gia.
“Mày có thấy chuyện vừa xảy ra với mẹ chồng mày không? Mày không thấy đấy là tấm gương hay sao mà đi còn không báo cáo". Nghe xong câu đó, mình chỉ biết lắp bắp xin lỗi, nhưng mặt thì đơ luôn, cảm giác như cắt không còn một giọt máu” - Hiền nhớ lại.
Ảnh minh họa (Nguồn: Abundance project) |
Sau lần ông bà cãi nhau, ông đánh bà, chồng cô lớn tiếng bênh vực mẹ thì cũng bị ông đánh và đuổi ra khỏi nhà. Nước mắt ngắn dài, cô đành ôm con đi theo chồng. Nhưng ông chỉ cho cô mang con bé con, còn bé trai lớn ông giữ lại.
Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, bởi sau khi tống cổ vợ chồng cô ra khỏi nhà, ông còn viết thư tận tay mang tới nhà ông bà thông gia (bố mẹ đẻ Hiền) với nội dung cảnh báo ông bà thông gia về việc cẩn trọng không sẽ bị thằng con rể (tức con trai ông) lừa cho mất cả chì lẫn chài.
“Ông viết thư dài tới 3 trang giấy, chạy qua nhà mình từ lúc 5 giờ sáng để gửi tận tay bố mẹ mình. Trong thư gửi bố mẹ mình ông bảo, tôi có mỗi thằng con trai, nuôi nó mà giờ nó trộm hết tài sản của tôi. Ông bà cẩn thận không thì lại bị nó lừa. Thậm chí còn cảnh báo cả nhà mình là không nên giúp đỡ vợ chồng mình, không được dung túng con trai ông. Nói rồi ông than như khổ lắm, rằng gia đình đang rối, tôi rất buồn nên phải về ngay còn giải quyết. Ông bà cứ đọc thư rồi hồi âm lại cho tôi” - chị Hiền ngậm ngùi kể lại.
Giờ mặc dù đã ra ngoài sống, nhưng bố chồng mình đòi giữ lại con trai chị với lý do cho nó tiếp tục đi học gần nhà và sau này để cháu hương hỏa cho tổ tiên. Còn thằng Tùng - chồng Hiền thì ông không cần, ông từ luôn.
“Nói thì nói vậy, nhưng nhiều hôm mình về thấy ông bóng gió mắng chồng mình, rồi ông cũng trù ẻo cả con mình. Nghe thấy con khóc lóc, sợ hãi mà mình thắt cả lòng lại chẳng biết phải làm sao. Không biết phải làm cách nào để có thể đón con đi cùng, hoặc hòa giải câu chuyện của bố chồng và chồng mình bây giờ” - chị Hiền tuyệt vọng.