Nguyễn Đăng Khôi,ổilầnphẫuthuậtdoungthưdicătỷ lệ cược c1 19 tuổi hiện là sinh viên năm nhất đại học. Từ đầu năm 2020, nam thanh niên phát hiện mắc ung thư tinh hoàn trái di căn hạch ổ bụng.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ một bên tinh hoàn, sau đó truyền hóa chất. Tuy nhiên kết thúc 4 đợt truyền thuốc, bệnh nhân không đáp ứng, khối u trong ổ bụng ngày càng to, chèn ép thận bên trái gây mất chức năng.
Tháng 2/2021, bệnh nhân tiếp tục nhập viện, phẫu thuật thêm lần nữa nhưng chỉ được lấy một phần u để chẩn đoán.
Theo kết quả của bệnh viện, do hóa chất không đáp ứng, khối u kích thước quá lớn và bao bọc xung quanh động mạch chủ bụng, nếu phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm.
Do vậy, bác sĩ khuyên Khôi chấp nhận bệnh để sống nốt những ngày còn lại và tránh can thiệp, vì sẽ gây đau đớn, không mang lại kết quả, thậm chí có thể tử vong nhanh hơn.
BS Hùng cùng ê-kíp phẫu thuật cho bệnh nhân
Ngày 4/4, với hy vọng “còn nước còn tát”, gia đình đưa Khôi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tìm phương án phẫu thuật.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, khối u di căn trong ổ bụng nam thanh niên lên tới 30x20cm, chiếm gần hết ổ bụng, không di động, được bao bọc bởi động mạch, tĩnh mạch chủ bụng và các động mạch vùng chậu, đè đẩy các cơ quan, nội tạng ra phía trước.
BS Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đánh giá, đây là trường hợp khá đặc biệt, thông thường các bệnh nhân ung thư tinh hoàn đều đáp ứng điều trị hóa chất rất tốt và khỏi lâu dài.
Trường hợp bệnh nhân Khôi, sau khi hội chẩn nhiều lần, các bác sĩ quyết định phẫu thuật bóc tách khối u và hạch trong ổ bụng, cắt bỏ thận trái mất chức năng.
Đây là ca phẫu thuật rất khó, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Do vậy, mọi phương án dự phòng chuẩn bị máu, sẵn sàng thay đoạn mạch chủ chậu nhân tạo… đều được chuẩn bị kỹ.
Ngày 6/4, BS Hùng cùng ê-kíp phẫu thuật cho bệnh nhân, mở bụng tối đa để lấy u. Các phẫu thuật viên phải đưa toàn bộ ruột ra ngoài ổ bụng để tạo khoảng trống bóc u và tách các động mạch, tĩnh mạch khỏi khối u.
Bệnh nhân được truyền bổ sung 1 lít máu trong quá trình phẫu thuật. Sau gần 8 giờ gây mê hồi sức và phẫu thuật căng thẳng, ca mổ bước đầu thành công. Hiện tại sau mổ ngày thứ nhất, bệnh nhân tỉnh táo, sẽ tiếp tục được theo dõi. Ngay sau khi hồi phục, người bệnh sẽ được truyền hoá chất phác đồ cao hơn.
BS Hùng cho biết, đây là ca mổ phức tạp nhất bệnh viên từng thực hiện. Ca phẫu thuật có tính chất quyết định, nếu không cắt trọn vẹn khối u, việc điều trị sắp tới coi như thất bại nếu khối u không đáp ứng hoá chất sau mổ.
“Chúng tôi phải tìm các mạch chủ trước để phẫu tích riêng và bảo tồn, các mạch vào khối u được thắt trước khi cắt, cuối cùng mới gỡ u ra khỏi thành bụng. Nhờ vậy đã hạn chế được mất máu cũng như sự lan tràn của tế bào ung thư trong quá trình mổ”, BS Hùng chia sẻ.
Theo BS Hùng, bệnh nhân Khôi có sức khỏe tốt, suy nghĩ tích cực và rất hợp tác với bác sĩ. Đây là một yếu tố tích cực trong liệu trình điều trị sắp tới.
Theo số liệu thống kê tại nhiều nước, ung thư tinh hoàn là ung thư rất ít gặp ở nam giới, chiếm chưa tới 1% trong các loại ung thư ở nam giới, hay mắc nhất ở độ tuổi 15-25.
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tinh hoàn là tinh hoàn ẩn, chiếm tỉ lệ 80-85%, còn lại do tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn...
So với các loại ung thư khác, đây là bệnh ung thư có tỉ lệ chữa khỏi rất cao, tỉ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 95% nếu được điều trị kịp thời.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
- Nam thanh niên Tuyên Quang thấy vùng bìu sưng to mới đến bệnh viện khám, bác sĩ thông báo bị ung thư tinh hoàn di căn.