Lời đầu tiên xin phép các độc giả cho tôi được giấu tên bởi không ai muốn vạch áo cho người xem lưng. Nhưng quá bế tắc và chán nản nên tôi viết những dòng tâm sự này.
Trước tiên,ồnglàmgiámđốctôiphảivayanhtừngđồngđểchitiêkqbd kawasaki frontale tôi muốn xin lời khuyên của độc giả, sau nữa nó là một cách giúp tôi giãi bày tâm tình mình.
Chuyện của tôi liên quan đến những mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng. Chồng hơn tôi 5 tuổi. Anh làm chủ một công ty thương mại. Nhờ kinh doanh làm ăn thuận lợi, anh mua xe, xây nhà lớn. Ai cũng bảo tôi sung sướng, sống cuộc đời nhiều người mơ ước nhưng “trong chăn mới biết chăn có rận”.
Trước đây, tôi làm kế toán cho một phòng khám tư. Từ khi có thai, sức khỏe yếu nên chồng khuyên tôi nghỉ ở nhà dưỡng thai. Sau khi sinh con đầu, tôi lại vỡ kế hoạch có thêm bé thứ hai.
Vì vậy, suốt nhiều năm tôi liên tục, tôi phải ở nhà sinh con, chăm sóc gia đình. Khi con út được 2 tuổi, tôi thuê giúp việc trông cháu để đi làm. Xin việc nhiều nơi nhưng vì nghỉ quá lâu nên tôi chỉ tìm được một công việc với mức lương thấp (6 triệu đồng) và khá vất vả.
Chồng tôi không hài lòng về việc này. Anh chỉ muốn tôi ở nhà trông con. Bởi anh lý luận, mức lương của tôi hiện nay sau khi trừ xăng xe, ăn trưa chẳng đủ trả nổi tiền thuê giúp việc. Bên cạnh đó, người giúp việc làm không vừa ý anh.
Anh gần như ép buộc tôi phải ở nhà, sau đó đưa cho tôi số tiền bằng với tiền lương tôi đi làm. Thương con nhỏ và để không làm chồng phật lòng, tôi đành nghỉ việc ở nhà trông con.
Từ đây cuộc sống của tôi chỉ toàn là nỗi buồn khi việc đưa đón con lớn đi học, chăm sóc con nhỏ và đi chợ, dọn nhà, nấu cơm… chiếm hết thời gian của tôi. Tôi không còn lúc nào có thể thảnh thơi đi cà phê, mua sắm… cùng bạn bè.
Tôi nhớ rất rõ, lâu lắm rồi mình không xem được bộ phim nào tử tế. Nhưng những sự hi sinh của tôi không được chồng công nhận. Anh liên tục dành những từ ngữ nặng nề đối với tôi như: “Em không phải đi làm, chỉ ở nhà trông con thì biết gì vất vả”; “Em có phải đi làm đâu mà biết…”.
Những lời anh nói như xát muối vào tim tôi. Không chỉ vậy, anh rất tính toán tiền nong với vợ con. Ngoài khoản 7 triệu anh phát cho tôi như lương hàng tháng, anh không đưa cho tôi bất cứ khoản nào. Số tiền đó, tôi phải lo tiền ăn cho gia đình 4 người, tiền điện nước và đủ các khoản phí cho các con.
Lắm lúc tôi phân trần về nhiều khoản phải tiêu, giá cả tăng, anh lại nhắc nhở: “Em không đi làm không mất tiền ăn ngoài, không son phấn, quần áo, không phải quan hệ bạn bè… sao lại tiêu lắm thế?”.
Mỗi lần tôi hỏi đến tiền, anh đều đưa nhưng với thái độ không vui vẻ. Bởi vậy, tôi rất ngại khi phải đề cập đến chuyện tiền nong với chồng. Tuy nhiên có những lúc kẹt tiền tôi không thể không nói với anh. Những lần như vậy tôi phải bảo: “Tháng này nhiều khoản phải chi, em tiêu hết tiền, nay cần mua cái này/cái kia, anh cho em mượn. Tháng sau em trả”.
Đúng như lời tôi nói, anh đưa cho tôi đúng số tiền tôi đề nghị. Tháng sau, đến lúc đưa cho tôi tiền sinh hoạt phí, anh đã trừ bớt số tiền tôi “nợ” từ tháng trước.
Như vậy, mang tiếng có chồng là giám đốc nhưng tôi toàn phải vay tiền để chi tiêu. Cuộc sống với người chồng chặt chẽ khiến tôi vô cùng áp lực, bức bối.
Bù lại, anh là người không lô đề bài bạc, không có chuyện trai gái, chí thú làm ăn và rất thương 2 con. Nếu sống với anh, các con tôi được sống trong nhà cao cửa rộng, được học những trường tốt. Ngoài tiền chi tiêu hàng tháng, tôi cũng không phải lo toan vất vả bên ngoài.
Nhưng sống với anh, tôi dần chai lì cảm xúc, sự yêu thương và tôn trọng không còn. Nhiều hôm quá túng thiếu tôi đành vay mượn bạn bè, anh chị em để giải quyết chứ không còn tìm đến chồng.
Liệu tôi có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này hay cắn răng chịu đựng để các con có cuộc sống êm ấm, xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Tôi cực chẳng đã mới viết bài gửi đến quý báo để xin tư vấn bởi tôi đã suy nghĩ rất nhiều nhưng không tìm được phương án nào thỏa đáng.