Doanh nghiệp gây ô nhiễm bị xử phạt nặng
Công ty TNHH Nhôm Tanama (Công ty Tanama) tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá,ắcNinhxửlýđiểmnóngônhiễmởVănMônPhạtcơsởtrêntỷđồtrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay xã Văn Môn, huyện Yên Phong vừa bị UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 1,8 tỷ đồng. Công ty này vi phạm các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, quy hoạch và xây dựng.
Ngoài ra, công ty này còn bị đình chỉ hoạt động nguồn phát sinh chất thải trong 4 tháng 15 ngày do không có giấy phép môi trường.
Quyết định xử phạt cũng yêu cầu Công ty Tanama phải lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định, đồng thời phá dỡ các công trình vi phạm. Công ty có thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định để khắc phục hậu quả và phải tự chi trả mọi chi phí phát sinh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka - Chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá về các lỗi: Tổ chức xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; không có giấy phép về môi trường; không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cụm công nghiệp; không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; đưa công trình vào hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Tổng số tiền phạt 888 triệu đồng.
Đến ngày 26/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải ký ban hành 12 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, quy hoạch, xây dựng đối với các cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng. Đến nay 43 cơ sở bị phạt với tổng số tiền gần 21,4 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 26/11, trong làng nghề Mẫn Xá có thêm 25 hộ sản xuất tự nguyện phá dỡ lò cô đúc nhôm, tái chế kim loại, nâng tổng số hộ tự phá dỡ lò cô đúc nhôm lên 57 hộ.
Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế
Làng Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) được coi là làng nghề tái chế nhôm quy mô lớn nhất miền Bắc với hơn 300 hộ làm nghề.
Nghề cô đúc nhôm giúp người dân nơi đây ngày càng giàu có nhưng cũng khiến họ phải gánh chịu những hệ lụy nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường. Cùng với làng nghề giấy Phong Khê (TP Bắc Ninh), cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du), làng Mẫn Xá là một trong ba điểm nóng về ô nhiễm môi trường tại Bắc Ninh, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sức khỏe của Nhân dân như các bệnh về hô hấp, ung thư.
Với quan điểm nhất quán “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Đề án tổng thể bảo vệ môi trường giai đoạn 2019 - 2025 và lấy chủ đề năm 2019 là “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch” và thực hiện liên tục các năm tiếp theo. Đồng thời, yêu cầu các địa phương có làng nghề trên địa bàn phải xây dựng Đề án, kế hoạch và lộ trình của thể để xử lý dứt điểm các điểm ô nhiễm.
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá và các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp này. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, quy hoạch, xây dựng; trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện các quy định liên quan.
Trực tiếp kiểm tra tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định quan điểm kiên quyết xử lý, không để tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài; không thỏa hiệp với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường; không thể vì một bộ phận nhỏ mà để ảnh hưởng tới sự phát triển chung của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp và mô hình sản xuất.
Người đứng đầu tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục thực hiện theo đúng nội dung kế hoạch kiểm tra của UBND tỉnh; kiện toàn hồ sơ để xử lý vi phạm với Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá và các cơ sở sản xuất, đồng thời có các hình thức phạt bổ sung.
"Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá chỉ được hoạt động trở lại sau khi khắc phục các vi phạm, trường hợp không khắc phục sẽ dừng hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó vận động các hộ sản xuất trong làng nghề tự dừng sản xuất khi không đủ điều kiện, kiên quyết xử lý hành vi chống đối. Đến ngày 31/12/2024, tất cả cơ sở sản xuất, cô đúc, tái chế trong khu dân cư vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và an toàn điện phải dừng hoạt động",ông Tuấn nhấn mạnh.
Văn Chương