当前位置:首页 >Thể thao >Dạy online không phải là 'thú vui nhàn nhã'_bong da net88

Dạy online không phải là 'thú vui nhàn nhã'_bong da net88

2025-01-10 14:26:30 [Nhà cái uy tín] 来源:Xổ số 88

Khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán,ạyonlinekhôngphảilàthúvuinhànnhãbong da net88 tình hình dịch bệnh phức tạp, các tỉnh lần lượt cho thầy và trò nghỉ thêm 1 tuần, rồi 1 tuần nữa, rồi 2 tuần nữa... Khi ấy, ngoại trừ trường phổ thông, hầu hết các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất lớn, vừa, nhỏ... vẫn làm việc. Và nhiều bậc phụ huynh bày tỏ thái độ bất bình cho công bằng xã hội khi họ vừa đi làm, vừa lo trông con cho "bọn giáo viên" ngồi mát ăn bát vàng!

Trên trang cá nhân của nhiều người làm “nghề nguy hiểm” xuất hiện những clip, ảnh..., khổ sở chứng minh mình không ngồi mát, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường...

Rồi số người nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200... trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày. Cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó. Nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn..., các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng. Khi đó, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của bảo hiểm xã hội mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến...

Bộ GD-ĐT phải di chuyển dần thời điểm kì thi THPT quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8..., chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến. Một làn sóng bất bình thứ hai xuất hiện - họ bất bình về việc nộp học phí hay không bởi việc dạy và học đã chuyển từ bảng đen (xanh) phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone...

Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, tôi thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm “nghề nguy hiểm” khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét.

Trước hết là tâm thế. Khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị... cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì. Tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting... Mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những “thanh tra” nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ... Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán” Sao cô giáo con già và xấu thế?”.

{keywords}
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem

Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều “thanh tra”, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...

Thêm nữa là những việc thuộc về “hành chính sự vụ” online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích.

Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn... kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn..., thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt... khiến không thể không phân tâm. Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline.

Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá - thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư, mail, zalo.... Cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ. Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như “khách đường xa khách đường xa...”, nguy cơ khi dịch Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính.

Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có “thánh đường” riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến...

Nhìn trên mạng xã hội, các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã. 

Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game; họ không than khổ để xin cứu trợ, họ lao động và cần được tôn trọng. 
Hãy công bằng với những người thầy - những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng.

Nhà giáo Trịnh Thu Tuyết

Hài hước cảnh con học trực tuyến, cả nhà ngồi xem

Hài hước cảnh con học trực tuyến, cả nhà ngồi xem

- Hình ảnh một cậu bé học trực tuyến nhưng xung quanh là sự theo dõi của cả nhà khiến nhiều người phì cười vì sự thú vị.   

(责任编辑:Thể thao)

    推荐文章
    热点阅读