Mùa mưa đến tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dùng ô tô nếu không lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng. Một trong những nguy cơ cao nhưng dễ bị bỏ qua là tình trạng xăng nhiễm nước. Việc để nước lọt vào thùng nhiên liệu có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Anh Huỳnh Trọng Nhân,Ôtôbịnướcvàobìnhxăngnhậnbiếtvàxửlýthếnàtỷ số genoa chủ gara ô tô Trọng Nhân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ tới VietNamNet một số kiến thức để các chủ xe nhận biết, đề phòng xăng nhiễm nước.
Một số biểu hiện của xăng nhiễm nước và nguyên nhân
Theo anh Nhân, để xăng nhiễm nước thì thường rơi vào 2 trường hợp. Đầu tiên là nguyên nhân khách quan là đổ xăng đã nhiễm sẵn nước, xảy ra ở khu vực cây đặt cây xăng thường xuyên ngập sâu và liên tục nhiều ngày, dễ làm nước xâm nhập vào bồn chứa.
Nguyên nhân thứ hai do chủ quan, tài xế ít kiểm tra phương tiện cũng như bảo dưỡng, không phát hiện được vị trí han gỉ ở ống dẫn xăng vào bình chứa hoặc dây dẫn xăng bị ải, xì, nứt. Quá trình sử dụng dễ dẫn đến tạp chất, nước mưa, nước ngập xâm nhập trộn lẫn với nhiên liệu.
Khi xăng nhiễm nước, tùy theo lượng nước nhiều hay ít sẽ dẫn đến triệu chứng cụ thể như khó nổ hoặc đề không nổ. Nếu nổ máy được thì xe tăng tốc kém, đạp ga có cảm giác bị hụt hơi, ở vòng thua thấp dễ thấy xe rung giật và chết máy.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng bên trong bình xăng có nước lâu ngày, do xăng nhẹ hơn nước nên dễ lắng đọng nước ở dưới đáy bình, kết hợp với các cặn bẩn hình thành dễ gây han gỉ vỏ bình xăng, mục đường ống dẫn xăng và hư hỏng cụm bơm nhiên liệu.
Anh Nhân cũng cho biết sau những trận mưa ngập lớn, gara của anh đã tiếp nhận khá nhiều xe đến xử lý vấn đề ngập nước, trong đó phải xử lý xăng nhiễm nước thường rơi vào xe cũ, nhiều năm tuổi. Bên cạnh lý do tuổi xe cao khiến nhiều chi tiết phụ tùng xuống cấp thì rất nhiều chủ xe do mua đi bán lại nên chỉ đem xe đi sửa khi có bệnh mà không tạo thói quen khám tổng quát định kỳ. “Xăng nhiễm nước ở xe mới rất ít xảy ra trừ trường hợp người đổ xăng quên đóng nắp đổ nhiên liệu rồi đi mưa hoặc bơm phải xăng ở cây xăng nhiễm nước”, anh Nhân nói thêm.
Xử lý tốn kém và mất thời gian
Một khi xăng đã nhiễm nước và gây khó khăn trong quá trình hoạt động qua những biểu hiện đã liệt kê ở trên, thì chắc chắn chiếc xe của bạn cần phải đưa đến gara để khắc phục thay vì một số lời quảng cáo sử dụng chất phụ gia tăng chỉ số octance đổ trực tiếp vào bình xăng để giúp loại bỏ nước trong bình nhiên liệu.
Công đoạn tốn thời gian nhất chính là phải tháo hạ bình xăng để xúc rửa toàn bộ bên trong bao gồm cặn bám và lượng xăng nhiễm nước dư thừa. Nhanh sẽ mất cả ngày hoặc 2 ngày nếu gara thiếu thợ.
Bước tiếp theo, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành vệ sinh béc phun xăng, kiểm tra và làm sạch bugi, vệ sinh cụm bơm nhiên liệu, thay bộ lọc mới. Trong trường hợp bơm xăng có dấu hiệu hư hỏng hoặc hoạt động kém, sẽ phải tiến hành thay cả cụm bơm và lọc nhiên liệu mới.
Theo anh Nhân, chi phí để hạ bình xăng và xúc rửa sẽ từ 2 triệu đồng trở lên tùy thuộc vào loại xe. Nhưng chưa hết, trong trường hợp kiểm tra mà kim phun, bơm nhiên liệu hỏng sẽ tốn thêm khoản tiền không nhỏ. Đơn cử như một kim phun hàng bãi thay thế cũng đã gần 1 triệu đồng/kim, hàng mới giá gấp đôi. Bơm xăng cũng tốn tới tiền triệu, tùy hãng xe và thương hiệu.
Để phòng tránh nước xâm nhập vào xăng, người sử dụng ô tô nên lưu ý hạn chế việc lội nước ngập. Hàng năm nên đưa xe đi khám tổng quát ít nhất 1 lần với xe còn mới hoặc 2 lần với xe cũ. Nếu cây xăng thường đổ ở vùng ngập lụt, có thể tạm dừng đổ xăng ngay sau khi vừa xảy ra ngập nước.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
(责任编辑:Cúp C2)