Theệnhnhâlịch thi đấu bóng đá anho bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Tổ trưởng Tổ công tác công tác của Bộ Y tế tại Đồng Tháp, tổng số ca Covid-19 trên địa bàn tính từ ngày 30/5 đến nay là 681 trường hợp.
Trong đó, riêng tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc phát hiện 215 ca. Dịch bùng phát tại Khoa Nội của Bệnh viện, nơi điều trị các bệnh nhân có sẵn nhiều bệnh nặng như tiểu đường, suy thận giai đoạn cuối, xơ gan giai đoạn cuối, thiếu máu cơ tim, ung thư… nên khi nhiễm Covid-19 giống “giọt nước tràn ly” dẫn đến nhiều người tử vong.
Các chuyên gia Bộ Y tế nhận định, hầu hết bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc có bệnh lý nền nặng, tiên lượng rất xấu. Ngay cả khi không mắc Covid-19, họ vẫn có nguy cơ tử vong rất cao. Hiện tại, cơ sở y tế này có 21 bệnh nhân Covid-19 nặng và rất nặng.
Nhờ sự nỗ lực của hệ thống điều trị, bước đầu Đồng Tháp đã kìm được đà tử vong. Cùng với nhóm chuyên gia đến Đồng Tháp trước đó, để tăng cường công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là ca nặng, Bộ Y tế đã điều động thêm đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Trung ương Huế đến Đồng Tháp.
“Chúng tôi đang cố gắng cùng với ngành y tế địa phương thiết lập một đơn vị ICU với quy mô 50 giường để có thể đáp ứng với tình huống số bệnh nhân nặng trên địa bàn gia tăng”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và bác sĩ Nguyễn Trung Cấp kiểm tra một cơ sở điều trị bệnh nhân nặng tại Đồng Tháp |
Trước đó, ngay khi nhận được thông tin về số ca lớn tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã lập tức cử Tổ công tác của Bộ Y tế đến hỗ trợ Đồng Tháp phòng chống dịch. Đến nay, đã hơn 10 ngày Tổ công tác đồng hành cùng tỉnh Đồng Tháp.
Trong vấn đề điều trị, các chuyên gia đã khảo sát, làm việc trực tiếp tại 6 cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn, giúp thiết lập mạng lưới điều trị để nắm bắt tình hình diễn biến sức khoẻ của người bệnh 24/24 và hỗ trợ từ xa khi cần.
Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn cho toàn hệ thống điều trị của tỉnh. Hàng ngày, các chuyên gia cùng y bác sĩ địa phương đi buồng để khám, điều chỉnh việc chữa bệnh phù hợp với diễn biến và đặc điểm cá thể từng bệnh nhân.
“Qua rà soát danh mục thuốc, thiết bị, vật tư…, chúng tôi đã tư vấn, đề nghị Sở Y tế Đồng Tháp cung cấp đủ các thuốc, vật tư cần thiết để đảm bảo việc điều trị bệnh nhân nặng và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế”, Bác sĩ Cấp cho biết thêm.
Trong những ngày qua, đoàn chuyên gia cũng đã hướng dẫn các nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị của Đồng Tháp trong sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để vận chuyển từ khu điều trị ban đầu về Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc hồi sức kịp thời.
Bên cạnh đó, giúp Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc triển khai các kỹ thuật mới thực hiện lần đầu như lọc máu liên tục; các kỹ thuật xét nghiệm về đông máu miễn dịch…
Nguyễn Liên
Theo bác sĩ Cấp, việc kiểm soát tốt F0 ngay từ đầu, khống chế được số bệnh nhân nặng không vượt quá khả năng chăm sóc của hệ thống hồi sức đã giúp nước ta giữ được tỷ lệ tử vong do Covid-19 khá thấp.