BSCKII Huỳnh Tấn Vũ,ạicủlàquotkhắctinhquotcủamỡmáubảovệdạdàlyon nữ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 3, cho biết, riềng không chỉ là một loại gia vị mà còn có tác dụng chữa bệnh. Những hoạt chất trong riềng có tác dụng điều trị ho, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy.
Ăn riềng còn giúp hạ cholesterol và triglyceride trong máu. Các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin trong củ riềng giúp giảm hàm lượng cholesterol cũng như mức lipid trong máu. Ngoài ra, chiết xuất của củ riềng có thể chống lại quá trình tổng hợp axit béo.
Trong nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ở dạng tươi sống, riềng có mùi hương gần giống như gừng, nhưng không cay nồng như gừng.
Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonoid galangin là chất đã được chứng minh có tác dụng ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú. Ngoài ra, riềng còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavonoid…
Theo chuyên gia, riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành ít để lại sẹo. Củ riềng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
Riềng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Củ riềng phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.
Theo BS Vũ, trong y học cổ truyền riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm đi vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn. Riềng tẩm rượu, sấy khô, rồi tán nhỏ và trộn đều uống chữa đau dạ dày.
Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, riềng được phát hiện là có tác dụng tích cực đáng kể đối với các loại ung thư khác nhau, cũng như giảm các dạng viêm mãn tính thậm chí còn hơn cả các loại thuốc chống viêm.
Một nghiên cứu năm 2014 ở Iran đã phát hiện ra rằng chiết xuất riềng lỏng đã phá hủy đáng kể số lượng tế bào ung thư dạ dày trong một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sau 48 giờ.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 đã thử nghiệm nhiều hợp chất từ riềng trong phòng thí nghiệm và tác động của chúng đối với các tế bào ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mới và ức chế các con đường gen chịu trách nhiệm mở rộng tác động của ung thư.
Sử dụng riềng có tác dụng phụ gì không?
BS Vũ cũng lưu ý củ riềng lành tính tuy nhiên không dùng đối với chứng nhiệt thịnh, âm hư.
Tương tự, theo Lương y Giang, tác dụng phụ của riềng rất hiếm và thường chỉ xảy ra khi riềng được tiêu thụ với số lượng vượt quá mức thường thấy trong thực phẩm. Giống như hầu hết các loại thảo dược, chúng ta nên tránh sử dụng riềng khi đang mang thai, trừ khi được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Mặc dù rõ ràng riềng có những lợi ích đáng kinh ngạc theo khoa học hiện đại, nhưng tác dụng lâu đời nhất và thường được tìm kiếm nhất của riềng là tác dụng đối với chứng đau dạ dày.
Trong y học cổ truyền, riềng được sử dụng để làm dịu cơn đau dạ dày, giải quyết tiêu chảy, giảm nôn mửa và ngừng nấc cụt.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Vì sao Putin ráo riết truy diệt đao phủ IS?
MU và các đội tháo chạy Super League phải đền 1,2 tỷ euro
Thủ đoạn tinh vi của nhóm tín dụng đen ở Quảng Bình, 500 người sập bẫy
WHO họp khẩn về biến thể gây Covid
Kim Duyên lên tiếng nghi vấn mua bán giải ở Hoa hậu Siêu quốc gia
Cướp tiệm vàng ở Quảng Ninh vì thiếu tiền đưa mẹ vợ đi chữa bệnh
Google hoàn thiện công nghệ trò chuyện qua video thế hệ mới
Thay ảnh đại diện trên mạng xã hội để phòng, chống dịch Covid
Màn trình diễn ấn tượng của Toyota ở Triển lãm ô tô Việt Nam 2022
Sao Việt 15/11/2023: Diễm Quỳnh xinh đẹp bên Anh Tuấn
Dân chơi Đồng Nai bỏ 150 triệu mua Honda Wave Thái 23 tuổi vì mê biển số VIP