Người lãnh đạo ngành Bưu điện đầy nghĩa tình và luôn nghĩ về đồng đội_tỉ lệ cược

 人参与 | 时间:2025-01-25 11:20:26

Người lãnh đạo đầy tâm huyết,ườilãnhđạongànhBưuđiệnđầynghĩatìnhvàluônnghĩvềđồngđộtỉ lệ cược nghĩa tình

Ngày 7/8/1976, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký quyết định 138/CP bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thành Danh làm Giám đốc đầu tiên của Bưu điện TP.HCM. Trong giai đoạn đầu, Bưu điện TP.HCM gặp khó khăn về mọi mặt: Cơ sở vật chất lạc hậu cũ kỹ, có những thiết bị được xây dựng từ năm 1936; mạng cáp phần lớn là cáp chì; hệ thống bưu điện được tập trung tại các quận 1, 3, 4, 5 và một phần Gia Định với 23 bưu cục và 43 điểm bưu điện nằm rải rác trong khu vực nội thành, chủ yếu là khai thác và phục vụ các dịch vụ đơn giản. 

Ngay sau khi làm Giám đốc Bưu điện TP.HCM, ông Nguyễn Thành Danh đã chỉ đạo khắc phục, sửa chữa các tuyến cáp do chế độ cũ để lại. Ảnh tư liệu do VNPT TP.HCM cung cấp.

Theo ông Hoàng Văn Quyền (tự Ba Quyền), nguyên Phó phòng kế toán Vụ Kế hoạch tài chính vật tư của Tổng cục Bưu điện miền Nam, nguyên Phó Giám đốc Bưu điện TP.HCM (2000 – 2006), lúc mới tiếp quản, ông Sáu Đại gặp vô vàn khó khăn. Bởi hệ thống tổng đài ngang dọc của chế độ cũ để lại đã lạc hậu và cũ kĩ, hệ thống cáp xuống cấp trầm trọng, chỉ phục vụ được khoảng 25.000 thuê bao. Cùng lúc đó, chính sách cấm vận của Mỹ đã khiến cho việc phát triển viễn thông vô cùng khó khăn.

Sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc, cùng với sự bổ sung một số cán bộ nòng cốt từ miền Bắc vào, đầu tiên ông Sáu Đại đã nhanh chóng tiến hành khắc phục, sửa chữa lại các hệ thống cũ để đảm bảo việc hoạt động của Bưu điện Thành phố được xuyên suốt. 

Phát bưu kiện tại Bưu điện TP.HCM năm 1976. Ảnh tư liệu do VNPT TP.HCM cung cấp

Với tầm nhìn, quyết tâm của mình, ông Sáu Đại cho những cán bộ chủ chốt đi học để nâng cao về nghiệp vụ, quản lý kinh tế, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Điều này đã tạo ra kết quả tốt đẹp. Các cán bộ đi học về đã đưa ra phương án chuyển từ hệ thống song cáp của chế độ cũ (một tuyến phục vụ kinh doanh, một tuyến phục vụ trong thời chiến) thành độc tuyến chỉ phục vụ riêng cho việc kinh doanh của Bưu điện Thành phố. Với hệ thống cáp chỉ phục vụ riêng cho việc kinh doanh kết hợp với hệ thống tổng đài cũ được sửa chữa và nâng cấp, từ phục vụ số lượng thuê bao chỉ 25.000, Bưu điện Thành phố có số lượng thuê bao lên hơn 70.000 trong thời gian ngắn sau đó. 

Ông Hoàng Văn Quyền cho biết, là một người có nhiều sáng kiến và nhanh chóng nắm bắt công nghệ từ trong thời chiến đến khi tiếp quản Bưu điện Thành phố, ông Sáu Đại đã nhanh chóng tiếp nhận và sử dụng được Trung tâm máy vi tính IBM của Mỹ để lại, tiến hành tự động hoá trong việc tính cước hoá đơn khi ghi điện đàm kế. 

Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Danh còn là một người lãnh đạo đầy tâm huyết với ngành, một người lãnh đạo đầy nghĩa tình. Lúc ấy, các Bưu điện ở miền Trung và các tỉnh miền Nam thiếu thốn bất kỳ thiết bị vật tư nào, Bưu điện Thành phố đều tiến hành hỗ trợ để cùng nhau phát triển. Điều này khiến ông được các đơn vị Bưu điện khắp cả nước vô cùng yêu quý.

Luôn nghĩ về những người đồng đội của mình

Ông Hoàng Văn Quyền chia sẻ, trong giai đoạn làm Giám đốc Bưu điện Thành phố, ông Nguyễn Thành Danh vẫn không quên những người đồng đội của mình trong ngành Giao bưu – Thông tin, đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Lễ khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ Giao bưu - Thông tin "R" năm 1985. Ảnh tư liệu do VNPT TP.HCM cung cấp.

Cụ thể, ngay sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Bưu điện Thành phố, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh doanh, ông Sáu Đại đã liên lạc với UBND tỉnh Tây Ninh tiến hành xin đất ở vùng Tân Biên, nơi ông và đồng đội đã hoạt động trong thời chiến, để quy tập hài cốt đưa những người chiến sĩ ngành Giao bưu - Thông tin về đây an nghỉ. Thời điểm ấy, mặc dù đi lại còn khó khăn, nhưng ông đã cùng các nhân viên của mình lên mảnh đất này để trồng cây, chăm sóc phần mộ của từng chiến sĩ. 

Lãnh đạo Bưu điện TP.HCM viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang ngành Giao bưu - Thông tin "R" sau khi khánh thành năm 1985. Ảnh do VNPT TP.HCM cung cấp.

Ngoài việc kết hợp với các bên quy tập phần mộ liệt sĩ, Bưu điện Thành phố cũng thành lập bộ phận chính sách chuyên trách đi quy tập hài cốt liệt sĩ ngành Giao bưu – Thông tin ở các chiến trường miền Nam và Campuchia, đưa về an nghỉ tại đây.

Năm 1985, Nghĩa trang liệt sĩ ngành Giao bưu – Thông tin “R” tại huyện Tân Biên được xây dựng và khánh thành. Nơi đây tập hợp các anh hùng liệt sĩ ngành Giao bưu – Thông tin đã ngã xuống vì sự nghiệp phát triển của ngành, vì hòa bình trên khắp Việt Nam.

Với những công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đồng chí Nguyễn Thành Danh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Giải phóng hạng Nhất; Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Nguyên Giám đốc đầu tiên của Bưu điện TP.HCM Nguyễn Thành Danh từ trầnĐồng chí Nguyễn Thành Danh (tự Sáu Đại), nguyên Trưởng Ban Thông tin liên lạc Trung ương Cục miền Nam, nguyên Giám đốc đầu tiên của Bưu điện TP.HCM vừa từ trần vào ngày 2/6 tại nhà riêng, hưởng thọ 96 tuổi. 顶: 9519踩: 2