Trong bối cảnh các trường đại học ngày càng đa dạng và có sự cạnh tranh giữa các cơ sở,ườngĐHKinhtếQuốcdânmờihọcsinhđếntrảinghiệmmộtngàylàsinhviêcoi tỷ số nhiều trường đưa ra phương thức nhằm giới thiệu, quảng bá môi trường học tập để thu hút thí sinh. Mới đây, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức sự kiện “Một ngày là sinh viên” thu hút gần 6.500 học sinh THPT từ các tỉnh thành tham gia.
Trần Nhật Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT Thuận Thành 1 (Bắc Ninh), cùng nhóm bạn tự đăng ký tham gia sự kiện thông qua fanpage của nhà trường. Dự định sẽ đặt nguyện vọng 1 vào ngành Marketing của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Nhật Anh mong muốn được tìm hiểu thêm về các phương thức tuyển sinh, tham quan cơ sở vật chất và trải nghiệm một ngày làm sinh viên thực thụ.
Với nữ sinh quê Bắc Ninh, đây là một trải nghiệm mới mẻ, giúp em càng tin tưởng và quyết tâm sẽ trở thành sinh viên của trường trong thời gian tới.
Cũng giống như Nhật Anh, đa phần học sinh tham gia đều đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, mong muốn tìm hiểu về các ngành đào tạo và ngôi trường mình mong muốn theo đuổi. Các em được nghe chính thầy hiệu trưởng giới thiệu về lịch sử phát triển trường, về đội ngũ giảng viên và các chương trình đào tạo.
GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết nhà trường đang hướng tới môi trường “paperless” (hạn chế sử dụng giấy). Sinh viên sẽ được trải nghiệm việc học - thi và các dịch vụ công trên máy.
Trường cũng đang triển khai phương thức đào tạo Lecture - Seminar. Theo mô hình này, với các lớp Lecture, sinh viên có thể không đến trường vẫn theo dõi được bài giảng trực tuyến trên lớp hoặc tải video bài giảng về để xem. Đối với các lớp Seminar, quy mô tối đa từ 25-30 sinh viên, bắt buộc sinh viên phải tới trường để thảo luận hoặc thực hành môn học.
“Tất cả những phương thức giảng dạy, đào tạo ấy sẽ giúp các em giải quyết vấn đề thực tiễn ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, từ đó có thể sẵn sàng bước vào thế giới việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”, GS.TS Phạm Hồng Chương nói.
Sau phần chia sẻ của thầy hiệu trưởng, học sinh được tư vấn, giải đáp về ngành học, chương trình đào tạo và những vướng mắc liên quan đến thông tin tuyển sinh.
TS Lê Anh Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, cho biết khi nhu cầu tìm hiểu thông tin của phụ huynh và học sinh trước mỗi kỳ tuyển sinh tăng cao, các trường đại học cũng cần có nhiều cách tiếp cận nhằm thu hút sinh viên. Theo TS Đức, việc tạo cơ hội cho học sinh THPT trải nghiệm môi trường học tập trên giảng đường đại học cũng là hình thức giới thiệu hiệu quả và phổ biến ở nhiều quốc gia
“Trước đây, chúng ta thường đưa thông tin theo cách truyền thống là đến từng trường, cập nhật trên website hay tham gia vào sự kiện do các đơn vị khác tổ chức. Điều này khiến các trường bỏ qua nhu cầu rất lớn của học sinh là được trực tiếp đến cơ sở đào tạo nơi mình kỳ vọng sẽ là sinh viên trong tương lai để được trải nghiệm và tìm hiểu những thông tin thực tế về trường”.
Dựa trên nhu cầu đó, trong 5 năm qua, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thường xuyên tổ chức các buổi chào đón học sinh đến tham quan, trải nghiệm. Sau nhiều năm thực hiện, ông Đức đánh giá hiệu quả hoạt động này đem lại rất lớn.
“Hầu hết, các em đều quan tâm và thích thú về trường. Sau sự kiện, nhiều em lấy đó làm động lực, mục tiêu phấn đấu”.
Theo ông Đức, trong bối cảnh tuyển sinh cạnh tranh gay gắt, đây sẽ là cách giúp các trường đại học tuyên truyền, thu hút thí sinh phù hợp, chất lượng. Những trải nghiệm quý giá này sẽ là yếu tố tác động đến sự lựa chọn của học sinh THPT trong quá trình đăng ký xét tuyển đại học.
Hàng trăm thí sinh phải dừng thi đánh giá tư duy của Bách khoa vì mất internet150 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy tại điểm thi Thái Nguyên phải dừng bài thi vì sự cố mất mạng. ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết đã tính toán đến tình huống này và sẽ đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.(责任编辑:Nhà cái uy tín)