游客发表

Bộ trưởng GD&ĐT: Không có lợi ích nhóm trong đề án đổi mới SGK_kết quả bóng đa ngoại hạng anh

发帖时间:2025-01-10 21:04:56

Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo khẳng định: Tuyệt nhiên không có tính cục bộ,ộtrưởngGDĐTKhôngcólợiíchnhómtrongđềánđổimớkết quả bóng đa ngoại hạng anh lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm khi triển khai Đề án.

Trong phần Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có báo cáo trước Quốc hội để làm rõ hơn những băn khoăn của đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Tiến tới thành lập Viện Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Việc biên soạn chương trình sách giáo khoa là công việc mang tính khoa học, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ và khoa học giáo dục. Ở các nước có nền giáo dục phát triển, công việc này do các Viện Nghiên cứu về phát triển chương trình sách giáo khoa đảm nhiệm. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực này và chưa có bộ máy tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về chương trình sách giáo khoa. Cách làm của chúng ta là huy động các nhà giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia biên soạn chương trình sách giáo khoa. Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cử chuyên gia và cán bộ đi học về chương trình phát triển sách giáo khoa để khi đủ điều kiện sẽ báo cáo Chính phủ cho thành lập Viện Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã chắp nối và bắt đầu công việc bồi dưỡng kiến thức về biên soạn chương trình sách giáo khoa nói chung và chương trình sách giáo khoa theo cách tiếp cận năng lực cho giáo viên, cán bộ khoa học, những người Bộ kỳ vọng sẽ tham gia vào biên soạn sách giáo khoa lần này. Trong quá trình này, Bộ đã tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ Giáo dục, các trường đại học, các viện nghiên cứu chương trình sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục phát triển. Đồng thời, Bộ đã ký kết và đang tranh thủ sự giúp đỡ của các Hội khoa học kỹ thuật thành viên của Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận việc giao cho Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các loại sách giáo khoa khác bởi đây là công việc rất khó khăn, tỉ mỉ. Qua thực tiễn những lần làm sách trước đây lực lượng tham gia biên soạn chương trình sách giáo khoa không nhiều do yêu cầu rất cao về mặt khoa học. Bên cạnh đó, thời gian tập trung cho việc viết sách dài, nhiều người không có điều kiện tham gia. Cùng với đó, vấn đề đãi ngộ cho những người tham gia viết sách giáo khoa chưa thỏa đáng.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, dự báo lần này lực lượng làm sách giáo khoa còn ít hơn do triển khai theo cách làm mới, cách tiếp cận năng lực, chứ không như những lần trước là truyền thụ kiến thức. Bộ trưởng cũng đưa ra 2 khả năng có thể xảy ra: Thứ nhất, với cơ chế xã hội hóa, sẽ giải phóng được sức sản xuất của xã hội, nhiều nhóm tập thể biên soạn, sách biên soạn ra có chất lượng tốt, đa dạng, giúp cơ sở giáo dục lựa chọn được những cuốn sách tốt để sử dụng; Thứ hai: chưa có nhiều người sẵn sàng tham gia viết sách; sách viết ra không đáp ứng yêu cầu và không kịp về thời gian, có thể có những mảng sách không ai tham gia viết.

Theo kinh nghiệm từ những lần viết sách trước, Bộ Giáo dục – Đào tạo nhận thấy khả năng thứ hai rất dễ xảy ra. Vì vậy, phương án Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục – Đào tạo chủ động biên soạn một bộ sách đồng thời khuyến khích biên soạn các bộ sách khác là để Chính phủ chủ động ứng phó với bất cứ tình huống nào xảy ra. Đây là tính toán thận trọng, cần thiết, trong khi mô hình mới chưa xuất hiện mới chỉ có trong tính toán.

Không có lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong Đề án

Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng khẳng định: tuyệt nhiên không có tính cục bộ, lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm khi triển khai Đề án. Phương án xã hội hóa viết sách giáo khoa do chính Bộ Giáo dục – Đào tạo đề xuất, Chính phủ thảo luận quyết định trình Quốc hội.

Về băn khoăn liệu việc Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức biên soạn sách, thẩm định sách dễ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay không, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu rõ: Trong lịch sử, Bộ Giáo dục – Đào tạo chưa bao giờ trực tiếp viết sách giáo khoa và cũng sẽ không trực tiếp viết sách giáo khoa. Việc viết sách giáo khoa, biên soạn chương trình là do các nhà giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia. Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ tổ chức bộ máy vận hành, phát hiện lựa chọn nhân sự và tập huấn bổ sung những thông tin cần thiết khi viết sách; ban hành những văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quá trình biên soạn, thẩm định, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho nhóm viết sách…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết, việc thẩm định sách do một Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà giáo, các nhà khoa học, chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này nhưng không tham gia viết sách. Những vị này do nhiều cơ quan hữu quan như Bộ Giáo dục-Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam… giới thiệu. Danh sách Hội đồng thẩm định này sẽ được Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thông qua. Đây là hội đồng độc lập, không gồm các cán bộ của Bộ Giáo dục-Đào tạo để thẩm định bộ sách do Bộ viết. Hội đồng hoạt động theo quy chế riêng đảm bảo tính khách quan và độc lập. Bộ Giáo dục-Đào tạo có trách nhiệm soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có văn bản quy định tiêu chuẩn, tiêu chí tham gia Hội đồng, quy chế hoạt động của Hội đồng này. Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia này để ra quyết định cho phép lưu hành những bộ sách đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

Có thể giải quyết vấn đề công bằng giữa các nhóm viết sách

Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng nhấn mạnh: con số Bộ báo cáo Quốc hội là số kinh phí để viết một bộ sách giáo khoa chứ không phải kinh phí cấp cho Bộ Giáo dục – Đào tạo để biên soạn sách giáo khoa.

Một số ý kiến cho rằng không nên để Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa vì không công bằng, nhóm này dùng tiền của Nhà nước, các nhóm khác không có, Bộ trưởng cho rằng cần cân nhắc xem xét vấn đề này nhưng tính toán theo hướng để tất cả các nhóm biên soạn sách giáo khoa đều có những điều kiện thuận lợi tương đương trong hoạt động chuyên môn và đều có trách nhiệm như nhau bao gồm cả trách nhiệm về pháp lý và trách nhiệm về đạo đức khi sử dụng tiền của nhân dân, tiền của ngân sách.

Theo tiếp cận của Bộ, có nhiều cách để đảm bảo sự công bằng này bằng các giải pháp kỹ thuật. Quyết định một vấn đề hệ trọng của giáo dục không chỉ căn cứ vào sự bình đẳng về kinh tế của các nhóm tham gia triển khai.

Về những ý kiến băn khoăn tính khả thi của đề án trong điều kiện thực tế hiện nay, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu rõ, đây là vấn đề được cân nhắc nhiều ở cả Bộ và Chính phủ, và cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thực tế thời gian qua, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo đã được bổ sung và cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn bất cập, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới hải đảo. Để đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục, Chính phủ không chỉ có đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa mà có tới 18 đề án liên quan đến những lĩnh vực khác nhau để triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó có đề án về cơ sở vật chất, trang thiết bị; đội ngũ giáo viên; đổi mới trường sư phạm.

Ngay từ khi xây dựng đề án trình trung ương về các nội dung đổi mới chương trình sách giáo khoa, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã quán triệt tinh thần đổi mới cả nội dung, phương pháp dạy, học; thi kiểm tra đánh giá theo 2 yêu cầu: cập nhật, tiếp thu một cách có hệ thống, có chọn lọc thành tựu của nền khoa học giáo dục ở các nước phát triển; phù hợp điều kiện hiện tại của phần lớn các cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Bộ cũng đã thực nghiệm các phương án đổi mới từ năm 2011 ở các trường lớp, trong đó có nhiều trường lớp ở vùng khó khăn ở cả ba miền. Cụ thể mô hình trường học mới bậc tiểu học đã được triển khai ở 2.500 trường học với 750.000 học sinh trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều trường ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Tương tự, chương trình tiếng Việt mới ở tiểu học đã được triển khai với 380.000 học sinh, khoảng 4.000 trường trên 42 tỉnh. Phương pháp “bàn tay nặn bột” từ năm học 2014-2015 đã được triển khai ở các trường tiểu học, trung học cơ sở toàn quốc. Với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất hiện tại, chương trình sách giáo khoa hiện tại, chúng ta đã đổi mới và có kết quả.

Theo VOV

    热门排行

    友情链接