Tổ chức hoạt động của VNPT và MobiFone sau khi triển khai đề án tái cơ cấu VNPT là một trong những nội dung quan trọng nhất được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước quý 1/2014 diễn ra sáng nay,ẽdùngnguồnlựcsaukhicổphầnhóaMobiFoneđểđầutưkết quả bóng đá u17 hôm nay 4/4/2013 ở trụ sở Bộ TT&TT.
"Khi MobiFone tách ra sẽ khó khăn với VNPT vì gánh nặng để lại cho VNPT rất lớn. Các đơn vị, ban, ngành thuộc Bộ TT&TT cần chia sẻ với VNPT, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho phù hợp", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ.
Trước khi triển khai tái cơ cấu, VNPT có 67 đơn vị hạch toán phụ thuộc, gồm VDC, VASC, VTN, VinaPhone, 63 viễn thông tỉnh thành; có 3 công ty con 100% vốn điều lệ, 6 công ty trên 50% vốn điều lệ và 76 công ty dưới 50% vốn điều lệ. Trong đó, có nhiều đơn vị hoạt động chưa hiệu quả: điển hình như trong số 63 viễn thông tỉnh thành, chỉ 27 đơn vị hoạt động có lãi, còn lại vẫn phải điều phối chi phí từ Tập đoàn xuống.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh 2 lý do khiến VNPT bắt buộc phải tái cơ cấu. Một là, sau khi Viettel chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động, thị trường phát triển rất sôi động nhưng VNPT lại chưa kịp đổi mới cơ chế quản lý, còn gánh nặng về quân số và phương thức kinh doanh... Hai là, Luật Viễn thông cùng Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông đã quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Điều này đồng nghĩa VNPT không thể cùng lúc "ôm" cả 2 nhà mạng lớn là VinaPhone và MobiFone (doanh thu chỉ hơn kém nhau khoảng 3.000 tỷ đồng).
"Ngày 31/3/2014, Thủ tướng đã quyết định chỉ tách riêng MobiFone ra khỏi VNPT chứ không kèm theo 62 doanh nghiệp yếu kém để sẵn sàng cổ phần hóa MobiFone. Sau khi cổ phần hóa MobiFone sẽ lấy nguồn lực đó để quay lại đầu tư cho VNPT. Nguyên tắc cổ phần hóa là không lấy tiền để làm việc khác mà dành để đầu tư cho phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ thêm.
Hơn một lần lưu ý VNPT là một trong số ít thương hiệu quốc gia được khẳng định là niềm tự hào của Việt Nam (gồm Petrolimex, Vinamilk, Hàng không Việt Nam,…), đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là tập đoàn quốc gia về viễn thông có đóng góp lớn cho sự phát triển đất nước, đột phá đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ đạo: "Sắp tới, cần tính toán phương án củng cố lại Tập đoàn VNPT với tinh thần giữ được mạng viễn thông quốc gia VinaPhone ngày càng phát triển tương ứng với MobiFone. Cần tìm phương án tốt nhất để củng cố lại VNPT sau khi tái cơ cấu, đảm bảo MobiFone khi tách ra thực hiện đúng lộ trình cổ phần hóa, tăng sức mạnh nguồn lực, góp phần hình thành thị trường cạnh tranh lành mạnh giữa 3 nhà mạng VinaPhone - MobiFone - Viettel".
Hành trình xây dựng đề án tái cơ cấu VNPT