Quán cơm chay Diệu Thường,áncơmchayđồngđắtkháchgiữatrưanắngSàiGòtin le keo rộng 9 m2, nằm trong con hẻm nhỏ đường Hòa Hưng, phường 13, quận 10, TP.HCM. Bà Nguyễn Hai là người phụ trách việc nấu ăn, đi chợ của quán.
Hơn 9 tháng qua, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, cứ 5 giờ sáng bà dậy đi chợ mua thực phẩm. 7 giờ sáng, bà bắt tay vào gọt rửa, sơ chế thực phẩm, ướp cho ngấm gia vị. Ngày đầu tuần, chỉ có bà và một cô phụ giúp, các tình nguyện viên ai cũng bận đi làm nên công việc tất bật hơn.
Diện tích quán hẹp, bà Hai tận dụng hành lang đường đi để đặt lò than nấu ăn. Bên trong, bàn ghế, xoong nồi, bán đĩa… được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ.
Bà Nguyễn Hai. Ảnh: T.A. |
Trên tường, một tấm bảng nhỏ ghi thứ tự các món ăn quán sẽ nấu hằng ngày. Mỗi ngày sẽ có một món mặn, món xào và món canh khác nhau. Bà Hai cho biết, vốn dĩ quán thay đổi món là để khách ăn không ngán và được thưởng thức đầy đủ các món chay khác nhau.
Vào các ngày rằm, mồng một hay dịp lễ Vu lan, rằm tháng 8, quán sẽ nấu thêm bún bò, mì quảng, hủ tiếu chay ‘bán’ cho khách. Tất cả các món đều bán với giá 0 đồng.
9 giờ 30, bà Hai lần lượt nấu từng món cho vào khay, chờ cho nguội để vào hộp. Đứng lâu cạnh bếp than đang đỏ rực, trán ướt đẫm mồ hôi nhưng đôi tay bà Hai vẫn thoăn thoắt làm hết món này đến món khác. Đúng 10 giờ 10 phút, bà đã chuẩn bị xong hơn 170 hộp cơm để chờ khách đến đứng bán.
Chị Huyền Trân là người đưa ra ý tưởng mở quán. Ảnh: T.A. |
Chị Huyền Trân là người lên ý tưởng mở quán. Chị cho biết, nhóm của chị thường làm các công việc từ thiện. Một lần cả nhóm hẹn nhau đi ăn ở nhà hàng. Lúc phục vụ đưa ra nhiều món ngon, chị đặt câu hỏi: ‘Chúng ta ăn ngon thế này, liệu ngoài kia người nghèo có được ăn no không’. Câu hỏi của chị làm cả nhóm suy nghĩ. Sau đó, họ cùng lên ý tưởng mở quán.
‘Lúc quán mới mở, chúng tôi lo lắm, sợ không ai đến ăn, vì mới và quán nằm trong hẻm. Sau đó, người này giới thiệu cho người kia, từ từ, khách đến quán ngày một đông. Bây giờ, mỗi ngày, chúng tôi nấu khoảng 170 suất cơm phục vụ khách’, chị Trân nói, giọng hạnh phúc.
Những khay đồ ăn nóng hổi sau khi bà Hai nấu xong. Ảnh: T.A. |
Chị Trân cũng cho biết, vốn dĩ quán chỉ bán với gia 0 đồng chứ không phát từ thiện là để mọi người đến ăn cơm thoải mái, mang tâm lý đi mua cơm ăn chứ không phải đến được ban phát. 'Khách của quán tôi chủ yếu là những cụ ông, cụ bà, các em nhỏ đi nhặt ve chai, bán vé số, chạy xe ôm… Ai đến ăn cũng vui lắm. Có người, đi làm xa, giữa trưa nắng, vừa đến quán thì cơm hết. Biết họ vậy, mấy chị em tôi bới ra để phần’, chị Trân kể.
10 giờ 45 phút trưa, từng nhóm người đến quán nhận cơm. Họ xếp hàng ngay ngắn. Ai đến trước đứng trước. Ai đến sau đứng sau. Nhận hộp cơm bà Hai trao, ai cũng đưa hai tay nhận, miệng cười tươi, gật đầu cảm ơn.
Bà Nguyễn Thị Út, hiện 73 tuổi, miệng cười tươi rói nhận hộp cơm từ bà Hai. Bà Út cho biết, từ khi biết quán, trưa nào bà cũng đến nhận cơm ăn. ‘Tôi đi bán vé số. Ngày kiếm được mấy chục ngàn. Được ăn hộp cơm này nên quý lắm. Bữa nào tôi cũng gắng ăn hết’, bà Út nói.
Chị Huyền Trân cho biết, khách của quán chủ yếu là những người lao động nghèo. Họ đến nhận cơm ăn với nụ cười trên môi và sự trân trọng. Ảnh: T.A. |
Bà Trần Thị Thêu, 60 tuổi làm nghề lượm ve chai. Mỗi ngày bà đi khắp các ngả được để nhặt chai lọ, đồ phế thải. Trưa, bà đạp xe đến quán nhận cơm ăn.
‘Ngày nào tôi cũng đến ăn. Hôm nào tôi không ghé kịp thì cô chủ quán để phần cho. Hy vọng, quán cơm sẽ mãi duy trì để những người nghèo như tôi trưa nào cũng có cơm ăn’, bà Thuê tâm sự.
Chị Huyền Trân cho biết, việc mở một quán cơm chay giá ‘0 đồng’ không dễ, vì ngoài vấn đề tài chính thì nhân lực và kế hoạch để duy trì quán cơm được cũng là vẫn đề khó khăn. Chính vì vậy, mỗi tháng tất cả thành viên trong nhóm đều ngồi lại để bàn kế hoạch, tổng kết thu chi rõ ràng.
Được trao hộp cơm, ai cũng đưa hai tay nhận rồi gật đầu cảm ơn. Ảnh: T.A. |
‘Chúng tôi xác định đây là công việc nghiêm túc nên mọi sổ sách, kế hoạch được bàn rất cẩn thận’, chị Trân nói và cho biết, tới đây, nhóm của chị sẽ mở rộng thêm mô hình, là không chỉ nấu cơm để phát tại quán mà còn mang đến các bệnh viện để phát cho các người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Minh Thư, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường 10 cho biết, quán cơm Diệu Thường bán cơm với gia 0 đồng cho người nghèo đến nay đã hơn 9 tháng. Từ khi quán thành lập đến nay, ủy ban phường cùng các ban ngành đoàn thể ở phương đã cùng chung tay với chị Huyền Trân và nhóm bạn.
Theo bà Thư, quán Diệu Thường là quán ăn từ thiện hoạt động tốt, rõ ràng và có kế hoạch cụ thể. ‘Thời gian qua, chúng tôi cũng đã đóng góp một ít vật chất khi vận động được để cùng quán giúp đỡ những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn’, bà Thư nói.
Thương bé gái 3 tuổi bị mẹ bỏ, chân tay lấm lem, mặt mệt mỏi, vợ chồng ông Chương (TP.HCM) mang về nhà nuôi gần 1 năm qua.