Triều Tiên hiện có hơn 25 triệu dân,ữngbứchìnhấntượnghémởcuộcsốngcủangườilaođộngTriềuTiêtrực tiếp bóng đá hôm nay ngoại hạng anh với nhiều người được cho là còn đang sống thiếu thốn. Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng được báo Business Insider đăng tải, hé mở cuộc sống của người lao động ở quốc gia thuộc diện khép kín nhất thế giới này.
Một người nông dân Triều Tiên "khoe" thành quả thu hoạch được, một cây cải thảo to, loại rau thường được dùng để làm Kimchi, ở trang trại rau Chigol, hồi tháng 10/2014. (Ảnh: AP)
Triều Tiên phải nhận viện trợ lương thực cho đến năm 2009, và thời gian gần đây, sản lượng lúa và ngô ở nước này đã được cải thiện.
Người dân cày trên cánh đồng dọc cao tốc Bình Nhưỡng –Wonsan ở Sangwon, tháng 7/2017. (Ảnh: AP)
Các lao động cả nam lẫn nữ làm việc trên cánh đồng lúa ở tỉnh Kangwon. Thủ phủ của tỉnh này là Wonsan được phát triển như một điểm đến nghỉ ngơi vào mùa hè. (Ảnh: AP)
Triều Tiên không muốn sự can thiệp của kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp khiến nước này phải dùng nhiều nhân lực hơn. Khoảng 37% người Triều Tiên làm nông nghiệp và sử dụng các biện pháp thô sơ để canh tác.
Khung cảnh tại nhà hàng Ongnyugwan nổi tiếng ở Bình Nhưỡng. Nhà hàng này được xây năm 1960 theo yêu cầu của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. (Ảnh: AP)
Ông Kim Jong Il mở Pothonggang Department Store ở Bình Nhương hồi năm 2010 trong nỗ lực cải thiện điều kiện sống ở Bình Nhương.
Song Un Pyol, quản lý Pothonggang Department Store, khi trả lời phỏng vấn của AP tháng 6/2017.
Pothonggang Department Store bán các đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm cùng nhiều loại hàng hóa khác.
Một công nhân nhà máy tại Nhà máy Dây điện Bình Nhưỡng 326 tháng 1/2017. (Ảnh: AP)
Một nhân viên khách sạn tại một quầy lễ tân tháng 10/2014 ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: AP)
Một lao công lau sàn nhà ở sảnh một khách sạn, trước chân dung các lãnh đạo Triều Tiên. (Ảnh: AP)
Nhà máy dệt Kim Jong Suk Bình Nhưỡng, được đặt theo tên của bà nội Chủ tịch Kim Jong Un, có 1.600 lao động, chủ yếu là phụ nữ.
Trong ảnh là một phụ nữ đang làm việc tại nhà máy tháng 7/2014. (Ảnh: AP)
Tại nhà máy này, người lao động lựa chọn và chế biến kén để sản xuất tơ. (Ảnh: AP)
Nhà máy dệt Kim Jong Suk Bình Nhưỡng cho biết họ sản xuất khoảng 200 tấn lụa mỗi năm. (Ảnh: AP)
Nhà máy Thép Chollima là một trong 7 tổ hợp sản xuất thép ở Triều Tiên. Nơi đây có hơn 8.000 lao động.
Nhà máy Thép Chollima được tập đoàn Mitsubishi xây dựng khi Nhật còn chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945. (Ảnh: AP)
Nhà máy Bia Taedonggang có một cửa hàng ở Bình Nhưỡng, nơi mọi người có thể dừng chân uống bia. (Ảnh: AP)
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở Bình Nhưỡng tháng 6/2016. (Ảnh: AP)