- Làm nghề sửa xe trong một con hẻm,ườitửtếởSàiGònThùngtràđávàchiếcquantàitừthiệkèo bóng đá c2 mỗi ngày anh Út còn đun dăm chục líttrà đá giúp người nghèo qua đường giải khát hoàn toàn miễn phí.
Buổi trưa, trời nắng gắt. Cái nóng nung người của Sài Gòn không làm chậm bước mưu sinh của những người cùng khổ. Chị bán vé số ăn mặc kín người với túi xách nhỏ trên vai dừng lại trước trụ điện - nơi đặt một bình nước với tấm biển ''nước uống miễn phí''. Một tay cầm xấp vé số, tay còn lại chị với lấy chiếc ly đưa vào vòi nước ấn mạnh. Dòng nước mát chảy đầy vào ly.
Chị bán vé số và ly nước nghĩa tình. |
Nghĩa tình… ly trà đá
''Mỗi sáng, em ra khỏi nhà từ lúc 8 giờ. Làm một vòng từ Phan Xích Long qua bờ kè Nhiêu Lộc đến chợ Tân Định đôi chân muốn rã rời, cổ họng khô rát. Muốn uống một ly nước dù trà đá cũng phải mất 2.000đ. Thôi thì cố lết về đây với thùng trà đá của anh Út cơn khát sẽ dịu đi để còn tiếp tục đi bán'' - Chị Hoa, người bán vé số là ''khách hàng'' thường xuyên và rất đúng giờ nói với chúng tôi. Cứ trưa mỗi ngày chị đều ghé lại. Một ly nước thấm giọng rồi tiếp tục lên đường vào cuộc mưu sinh đầy khó nhọc.
Anh Út cặm cụi mưu sinh. |
Thùng trà đá miễn phí của anh Út nằm ngay đầu hẻm 96 đường Phan Đình Phùng (P.2 Q. Phú Nhuận TP.HCM) đã có từ rất lâu. Không riêng gì chị Hoa, thùng trà đá miễn phí này đã giải tỏa được cơn khát của hàng chục người. Vé số có, xe ôm có, người đi giao hàng có, ai khát cứ ghé vào. Uống xong, chiếc ly được đặt lại vị trí cũ rồi người khác tiếp đến. Thùng này vơi thùng khác được đưa đến làm đầy và cứ thế hết năm này qua năm khác.
Người làm công việc này không phải là một người giàu có. Phải người nghèo mới thấu hiểu và cảm thông được với người cùng cảnh ngộ. Anh là Đỗ Văn Út, 52 tuổi, là thợ sửa xe ngay đầu hẻm.
Hàng ngày, anh dậy sớm nấu khoảng 50 lít nước để nguội. Sau đó, anh làm thêm 8 lít trà cốt từ trà cám mua ở các tiệm trà. Nhiều người hảo tâm thấy việc làm của anh không vụ lợi đã ủng hộ anh khoản trà này.
Đến sáng, anh dọn hàng. Đi kèm máy bơm hơi, dụng cụ sửa xe là thùng trà đá. Anh đặt nó trước trụ điện trên lề đường để ai cũng có thể nhìn thấy và cần giải khát thì cứ ghé vào.
Theo lời bà con trong hẻm, cuộc đời của anh Út đầy sóng gió. Năm 1989, anh bán căn nhà đang ở với giá chưa được 5 lượng vàng để lấy tiền làm vốn buôn xe. Anh về tận An Giang mua các loại xe "nghĩa địa" về tân trang bán lại kiếm lời. Được 2 chuyến, chưa đủ hoàn vốn thì lệnh cấm nhập loại xe này được ban hành. Anh đành chuyển sang tìm mua xe cũ ở thành phố nhưng giá thành cao chi phí sửa chữa nhiều khiến anh lỗ và mất cả vốn.
Tay trắng, anh đành phải chạy xích lô rồi xe ôm để sống qua ngày. Nhưng rồi, cái duyên với con hẻm 96 dường như gắn trọn với cuộc đời anh. Năm 2001 anh quay trở lại dọn đồ nghề ra đầu hẻm vá, sửa xe kiếm sống.
Thùng trà đá anh đặt nơi đây dường như để trả nghĩa cho đời. Những biến cố, những thăng trầm trong cuộc sống đã giúp anh hiểu thêm tình người. Cũng từ đó, anh luôn cánh cánh bên mình nỗi mong muốn cùng được sẻ chia nhằm làm vơi bớt nỗi nhọc nhằn của những người khó khăn cơ nhỡ…
Chiếc quan tài miễn phí
''Một miếng vá tôi lấy 10.000đ. Với người bán vé số trên xe lăn muốn được số tiền đó họ phải bán 10 tờ mới có. Mà người khuyết tật khó khăn lắm mới bán được 1 tờ. Thôi thì khi xe của họ bể bánh hoặc hư hỏng gì mình bỏ chút công giúp họ cũng là một việc nên làm anh nhỉ?'' - anh Út tâm sự với chúng tôi về những trăn trở của mình trong lúc làm nghề.
Anh Út vá xe cho khách. Trên vách tấm pano điểm giúp hòm từ thiện trợ táng miễn phí. |
Trong suốt thời gian làm nghề anh Út đã từng miễn phí cho hàng trăm người khuyết tật khi phương tiện mưu sinh của họ xảy ra sự cố. Hầu như người khuyết tật nào trong khu vực này cũng đều biết đến anh, đến nghĩa cử mà ít người có thể làm được.
Anh Út vẫn cứ lầm lũi với công việc hàng ngày. Kiếm được bao nhiều ăn bấy nhiêu. Gánh nặng gia đình không đè trên vai anh bởi con anh cũng đã lớn.
Trong lúc trò chuyện cùng anh chúng tôi bất chợt nhìn lên vách. Một tấm biển với dòng chữ: ''Cơ sở mai táng Vạn Phúc, điểm giúp hòm từ thiện, trợ táng miễn phí phục vụ 24/24 kể cả ngày lễ và Chủ nhật'' đập vào mắt tôi.
“Cơ sở này là thế nào vậy anh?” Anh từ tốn giải thích, con hẻm 96 này trước kia thông ra kênh Nhiêu Lộc. Hồi ấy có nhiều nhà sàn, nhà ổ chuột của bà con nhập cư về trú ngụ. Nhiều người rất cơ cực. Có gia đình có người thân qua đời mà không một đồng dính túi.
Hẻm 96 Phan Đình Phùng. Bến trái là tiệm vá xe lưu động của anh Út. |
“Đã nhiều lần tôi cám cảnh lăn vào phụ giúp họ. Tiền thì tôi không có nhưng công sức thi lúc nào cũng sẵn sàng. Lần nọ, một gia đình có đứa con chết vì tai nạn giao thông. Cả nhà dáo dác chạy tới chạy lui không biết phải làm gì. Xác đứa con đang trùm kín nằm đó. Hỏi thăm thì ra cả nhà không ai có được hơn 100.000đ. Tiền đâu mua hòm, tiền đâu khâm liệm chôn cất?
Nhìn họ, nhìn lại mình cũng chẳng khá hơn họ. May thay, tôi sực nhớ lời một người bạn mách có trại hòm Vạn Phúc chuyên làm từ thiện tặng hòm cho người nghèo, tôi lao đến ngay. Quả đúng như thế. Sau khi nghe tôi trình bày, chủ trại hòm xuất ngay một chiếc và cho xe chở đến tận nơi.
Tang gia hết sức mừng rỡ và cảm kích. Từ đó, tôi và trại hòm Vạn Phúc luôn đồng hành. Nhiều cỗ quan tài đã đến được với người nghèo không những trong xóm mà được mở rộng ra các quận nội thành…”.
Trần Chánh Nghĩa
Kỳ 2: Tủ thuốc từ thiện và xe cấp cứu 2 bánh