Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook có xấp xỉ 2,ảnlýFacebookbằngchếtàinàoởnướmu vs nottingham forest trực tiếp3 tỷ người dùng, trong đó có gần 68 triệu người dùng ở Việt Nam. Kể từ khi có mặt vào khoảng năm 2008, Facebook đã dần dần nuốt chửng mọi đối thủ ở Việt Nam. Ngoài lợi ích kết nối cộng đồng, Facebook cũng mang đến nhiều hệ lụy, bị biến tướng trở thành nơi lan truyền tin giả, hội nhóm buôn bán hàng cấm, vi phạm thuần phong mỹ tục, lan truyền sự thù hận, thông tin xấu độc...
Thực trạng đáng báo động này xuất phát từ thực tế là Facebook đang kinh doanh ngoài vòng pháp luật, không đóng thuế và trốn tránh trách nhiệm của một nhà cung cấp dịch vụ nội dung và mạng xã hội. Tuy thế, Việt Nam không phải điểm đến ngoại lệ nơi Facebook tự hành xử theo cách riêng và không tuân thủ luật chơi của chủ nhà.
Sự bành trướng của gã khổng lồ
Sở hữu lượng người dùng nhiều nhất hành tinh, Facebook đang đẩy nhanh tốc độ bành trướng ra toàn cầu. Nếu không thể mua lại đối thủ (như trường hợp của Instagram), mạng xã hội này tìm cách triển khai nhanh nhất có thể để xâm lấn toàn cầu. Đó là tính năng Reels cạnh tranh với TikTok hồi tháng 8, Facebook Dating cạnh tranh với Tinder hồi năm 2019, Facebook Gaming cạnh tranh với Twitch và YouTube hồi năm 2018.
Nhưng tham vọng lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ này chính là Horizon, thế giới thực tế ảo không khác gì trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tại Horizon, người dùng sẽ chìm đắm trong một thế giới bất tận không có lối thoát, như ICTnews từng đề cập cách đây không lâu.
Facebook đã thất bại trong việc kiểm soát tin giả mùa Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. |
Bành trướng với tốc độ quá nhanh nhưng Facebook lại bất chấp tất cả để phá hỏng luật lệ ở mỗi nước. Chỉ dựa vào Tiêu chuẩn Cộng đồng của riêng mình, Facebook mặc kệ cho tin tức xấu độc, mang tính thù hận lan truyền, nhất là trong mùa Covid-19 này. Điều này khiến cho CEO Mark Zuckerberg phải lên ghế nóng điều trần trước Quốc hội Mỹ và bị điều tra ở châu Âu.
Tại chính quê nhà Mỹ, Facebook thậm chí còn bị phát động chiến dịch tẩy chay mang tên #StopHateForProfit (tạm dịch: ngừng kiếm lợi nhuận trên sự thù hằn). Hệ quả là hơn 160 nhà quảng cáo hàng đầu đã ký cam kết ngừng mua quảng cáo trên Facebook trong tháng 7.
Năm ngoái, Facebook kiếm được 70,7 tỷ USD, mà 98% trong số đó đến từ doanh thu quảng cáo. Vì thế, chiến dịch tẩy chay được kỳ vọng sẽ làm chậm tốc độ bành trướng của Facebook.
Mặc dù bị tẩy chay, người dùng Facebook chỉ giảm nhẹ nhưng doanh thu vẫn tăng trưởng. |
Tuy nhiên, chiến dịch tẩy chay dường như không khiến Facebook gặp chút hề hấn gì. Báo cáo tài chính Quý III/2020 cho thấy Facebook chỉ bị suy giảm nhẹ người dùng ở Mỹ và Canada, nhưng doanh thu tăng tới 22% so với cùng kỳ năm ngoái. CEO Mark Zuckerberg cho biết Facebook hiện có 10 triệu nhà quảng cáo trên toàn cầu so với con số 9 triệu hồi tháng 7, thời điểm bị tẩy chay.
Những con số không biết nói dối. Càng bị tẩy chay, Facebook càng lớn mạnh, vì sao? Theo chuyên gia Nicole Perrin của eMarketer, nguồn đóng góp doanh thu cho Facebook là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phải tập đoàn đa quốc gia, những người theo đuổi chiến dịch tẩy chay Facebook để làm đẹp lòng dư luận.
Còn tại Việt Nam, Facebook từng kiếm bộn nhờ tiếp tay cho quảng cáo xấu độc như thực phẩm chức năng gắn mác thuốc đặc trị, cơ sở làm đẹp không phép, đòi nợ thuê, cờ bạc, mại dâm trá hình, buôn bán tiền giả... Ngày nay, Facebook đang tiếp tay cho hàng nhái, hàng giả thông qua việc để quảng cáo livestream bán hàng online tung hoành suốt từ đầu mùa dịch Covid-19 đến giờ.
Chỉ tính đến năm 2018, Facebook và Google đã thu được 900 triệu USD từ quảng cáo ở nước ta, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước. Đáng quan ngại, cơ quan thuế gần như không thể truy thu nổi một đồng nào bởi Facebook không có pháp nhân tại Việt Nam.
Thách thức trong việc quản lý Facebook
Như đã nói ở trên, bằng việc không tuân thủ luật pháp Việt Nam mà tự tạo Tiêu chuẩn Cộng đồng riêng, Facebook đã khiến nhà nước thất thu một khoản thuế không hề nhỏ. Đây cũng là thực trạng chung trên thế giới khi Facebook né thuế bằng cách chuyển phần lợi nhuận đến những thiên đường thuế. Chẳng hạn năm 2019, Facebook chỉ đóng thuế 28 triệu bảng tại Anh trên doanh thu kỷ lục 1,6 tỷ bảng (tương đương 1,75%, xem hình dưới).
Vương quốc Anh nơi ghi nhận doanh thu khủng của các ông lớn công nghệ, nhưng số thuế thực đóng lại vô cùng thấp. |
Thực trạng này khiến các nước châu Âu phải vào cuộc mạnh tay, đề xuất dự thảo đánh thuế điện tử vào nơi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chứ không phụ thuộc vào sự hiện diện thương mại.
Tuy nhiên, trong khi các nước phương Tây loay hoay, khu vực Đông Nam Á đã đi đầu trong việc áp đặt thuế với các nền tảng, dịch vụ xuyên biên giới như Facebook hay Google. Hồi tháng 8/2020, Indonesia tuyên bố áp thuế VAT 10% với Facebook, TikTok trên phần doanh thu phát sinh tại đất nước vạn đảo. Trước đó, Netflix, Spotify, Google, Amazon là những cái tên phải nộp phần thuế tương đương kể từ ngày 1/9.
Còn Thái Lan, Philippines và mới đây là Campuchia cũng đang cân nhắc đề xuất áp thuế VAT với nhóm các doanh nghiệp xuyên biên giới nói trên.
Một số quốc gia phát triển cũng đã hình thành chế tài xử phạt các công ty xuyên biên giới hoạt động trái luật tại thị trường bản địa với mức phạt dựa theo tỉ lệ phần trăm doanh thu. Chế tài này khiến các công hoạt động xuyên biên giới như Facebook phải tuân thủ luật pháp nước sở tại nghiêm túc hơn, thay vì tiếp tục vi phạm và chấp nhận nộp phạt theo mức xử phạt cụ thể vì số tiền phạt quá nhỏ so với lợi nhuận các công ty này thu được.
Tại Việt Nam, thuế nhà thầu đã có nhưng các nền tảng nói trên vẫn chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ. Thuế nhà thầu bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN), phổ biến ở mức 10%. Hiện mới có Netflix đưa ra phát ngôn chính thức ủng hộ tuân thủ luật pháp của Việt Nam, bao gồm việc hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Giải pháp nào để Facebook tuân thủ cuộc chơi?
Cơ sở luật pháp đã có nhưng Facebook hay Google vẫn có nhiều cách ‘chống chế’ để từ chối thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như không tuân thủ quy định về việc kiểm soát nội dung. Các nền tảng này chỉ vào cuộc khi cơ quan quản lý chủ động yêu cầu gỡ bỏ, đồng nghĩa với việc tạo gánh nặng giám sát hàng triệu nội dung mỗi ngày cho cơ quan hữu trách.
Như vậy, giải pháp hiện tại chỉ có thể đến từ yêu cầu người dùng và nhà quảng cáo tuân thủ luật pháp. Khi những nhà quảng cáo lớn không chi tiền cho hoạt động quảng cáo trên Facebook, nghiễm nhiên Facebook phải đi đúng hướng.
Song như đã nói ở trên, Facebook sống được tại Việt Nam phần nhiều dựa vào những hoạt động ‘chìm’ như phát tán nội dung xấu độc, chạy quảng cáo bán hàng lậu, hội nhóm bán chất cấm... những thứ khó kiểm soát theo hình thức kêu gọi tuân thủ luật pháp.
Vì thế, tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá XIV, một giải pháp giải quyết tận gốc đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra là định danh người dùng mạng xã hội. “Chúng tôi coi đây là giải pháp căn cơ để người sử dụng không còn nghĩ rằng, lên mạng xã hội là vô danh, vì thế mà vô trách nhiệm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cùng với những giải pháp căn cứ trên những chế tại cụ thể, phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, Ban, ngành (như căn cước công dân định danh gắn với số tài khoản, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội), người dùng sẽ phải tự có điều chỉnh cho phù hợp khi ứng xử trên Facebook cũng như bất cứ nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới nào.
Phương Nguyễn
Facebook: Thiên đường cho hội nhóm anti, bôi xấu người khác
Không phải đợi đến vụ của Hương Giang, bởi từ rất lâu Facebook đã trở thành miền đất hứa cho hội nhóm anti bôi xấu người khác, chủ yếu là người nổi tiếng.