Sáng nay (8-12),ấtvấnvàtrảlờichấtvấnđểlàmrõtráchnhiệkết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011- 2016 chính thức khai mạc. Trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh cho biết, kỳ họp sẽ tập trung xem xét nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, điểm nhấn của phiên chất vấn và trả lời chất vấn là sẽ không giới hạn ở 4 sở, ngành đã chuẩn bị trước mà chủ tọa sẽ quyết định việc mở rộng đến các sở, ngành khác nếu vấn đề đại biểu đặt ra có liên quan. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp lần thứ 18, HĐND tỉnh khóa VIII sẽ tập trung vào những vấn đề “nóng” mà cử tri quan tâm. Trong ảnh: Cử tri phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một nêu ý kiến kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh tại cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Ảnh: HOÀNG PHẠM - Thưa bà, tại kỳ họp lần thứ 18, HĐND tỉnh sẽ tập trung thảo luận, xem xét những nội dung quan trọng nào? - Kỳ họp HĐND lần thứ 18, HĐND tỉnh khóa VIII sẽ diễn ra trong 2 ngày rưỡi (từ ngày 8 đến 10-12). Đây là kỳ họp thường lệ cuối năm, HĐND tỉnh sẽ tập trung xem xét, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; kết quả hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh; xem xét, quyết định về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2014; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư công năm 2016; xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác của địa phương để ban hành nghị quyết thực hiện trong năm 2016 và các năm tiếp theo. Đồng thời, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định miễn nhiệm và bầu bổ sung các chức danh lãnh đạo chủ chốt UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Tại kỳ họp, có tất cả 59 văn bản, trong đó 18 văn bản dự kiến trình bày trực tiếp tại hội trường. Kỳ họp cũng sẽ xem xét, thông qua 17 dự thảo nghị quyết và các tờ trình, dự thảo nghị quyết về nhân sự. - Trong kỳ họp này, những sở, ngành nào sẽ tham gia trả lời chất vấn của các đại biểu, thưa bà? - Trước kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri. Trên cơ sở ý kiến của cử tri và kiến nghị của đại biểu HĐND, tại kỳ họp này, Thường trực HĐND đã trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định các cơ quan trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh. Dự kiến, 4 cơ quan gồm: Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Y tế và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp. Tuy nhiên, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chủ tọa sẽ quyết định việc mở rộng các sở, ngành khác trả lời nếu vấn đề đại biểu HĐND đặt ra có liên quan. - Bà có thể cho cho biết, đối với 4 sở, ngành những vấn đề mà cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm nhiều nhất là gì? - Trên cơ sở xem xét ý kiến, kiến nghị của cử tri và sự quan tâm của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND tỉnh đã chuyển cho UBND tỉnh và các sở, ngành 15 vấn đề cần chất vấn liên quan đến các vấn đề về đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể là vấn đề về đầu tư hạ tầng, gồm hạ tầng kinh tế, giao thông, xã hội... như tiến độ thi công các tuyến đường chậm ảnh hưởng đến đời sống người dân; giải pháp nào để giảm số người chết, người bị thương do tai nạn giao thông... Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn cho sức khỏe nhân dân thì không chỉ Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Y tế trả lời, mà còn có sự tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì liên quan đến việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau - củ - quả... và liên quan đến Sở Công thương vì hàng hóa kém chất lượng vẫn còn lưu thông trên thị trường... Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, vấn đề cử tri quan tâm là công tác dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn và vấn đề cai nghiện ma túy tại cộng đồng và gia đình. Trên thực tế, cai nghiện tại cộng đồng và gia đình còn nhiều bất cập. Đối với dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đạt kế hoạch đề ra và cũng chưa đáp ứng thực tiễn. Thời gian đào tạo ngắn, vì vậy nhiều người sau khi học nghề xong vẫn không có việc làm hoặc không tạo được việc làm có thu nhập ổn định. Những vấn đề được đặt ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn là những vấn đề “nóng”, liên quan đến đời sống của người dân. Một số vấn đề đã được đặt ra từ kỳ họp trước, đại biểu và cử tri muốn biết kết quả thực hiện lời hứa của các vị lãnh đạo các ngành chức năng... Vì vậy, khi trả lời chất vấn lần này, giám đốc các sở, ngành phải báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, lời hứa với đại biểu và tiếp tục giải trình kiến nghị của cử tri, của đại biểu trước kỳ họp này, cũng như những vấn đề đại biểu chất vấn tại kỳ họp. - Thưa bà, đối với những vấn đề được đặt ra trong phiên chất vấn, có vấn đề nào được xem là “khó” đối với các “tư lệnh” ngành hay không? - Chất vấn và trả lời chất vấn không phải để làm khó giám đốc các sở, ngành. Khó hay dễ tùy thuộc vào việc nắm vấn đề và giải quyết vấn đề như thế nào. Chất vấn là để làm rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật phục vụ nhân dân. Đồng thời, thông qua hoạt động chất vấn để công khai hoạt động của các cấp chính quyền, hoạt động của đại biểu HĐND và cũng là một cách tuyên truyền để nhân dân hiểu rằng, chính quyền luôn rất quan tâm đến đời sống của người dân. Cụ thể là nhiều chủ trương, chính sách được triển khai thực hiện quyết liệt, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mà chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để từ đó nhân dân hiểu, chia sẻ với khó khăn của chính quyền, tiếp tục giám sát việc thực hiện ở các cấp. - Xin cảm ơn bà! THU THẢO (thực hiện)