Theáchtínhđiểmưutiênxéttuyểnđạihọcnăkết quả net 9o quy chế tuyển sinh đại họcdo Bộ GD-ĐT ban hành, những thí sinh đạt tổng điểm dưới 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.
Tuy nhiên, với những thí sinh đạt từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30), điểm ưu tiên sẽ giảm dần đều. Công thức tính điểm ưu tiên như sau:
Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.
Trong đó, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn là 0,5, khu vực 2 là 0,25; khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên.
Theo Bộ GD-ĐT lý giải, việc thay đổi trong cách tính điểm ưu tiên này nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.
Trong trường hợp thí sinh đạt điểm thi 30, điểm ưu tiên bằng 0. Điều này sẽ tránh được hiện tượng như những năm trước đây, thí sinh đạt điểm xét tuyển tới hơn 30 điểm.
Ngoài ra, có những trường hợp thí sinh ở khu vực thành phố lớn đạt điểm thi rất cao, lên tới 28 – 29 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển vào các ngành “hot” do không có điểm cộng như những bạn thuộc khu vực khác.
Điều này không công bằng cho nhóm thí sinh đạt điểm cao khi cạnh tranh vào các ngành và các trường hàng đầu.
Trước năm 2003, thí sinh dự thi được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, thí sinh được cộng tối đa là 1,5 điểm. Đến năm 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75.
Tra cứu điểm chuẩn các trường đại học 2023đơn giản trên VietNamNet