Không biết từ bao giờ người Việt Nam ta đã có một ấn tượng rất đặc biệt về hàng “made in China”.
Từ sắt thép,ảnmạndếTàwap ty le hàng tiêu dùng, thực phẩm, xe máy cho đến đồ hi-tech. Và riêng điện thoại di động (ĐTDĐ) thì được gọi bằng một cái tên phổ biến là "Dế Tàu", không biết là ngụ ý khen hay chê?!
Điều đó thì thật sự chưa ai dám khẳng định. Nhưng rõ ràng với những tính năng hiện đại không thua kém những loại điện thoại di động tên tuổi đời mới và giá rất... bèo, ĐTDĐ có xuất xứ từ Trung Quốc đang đang soán ngôi nhiều thương hiệu di động khác, nhất là trong việc “lấy lòng” những khách hàng thuộc giới trẻ, giới bình dân.
“Dế Tàu” - Giá rẻ, tính năng đáng nể!
Chưa bao giờ người tiêu dùng lại có cơ hội “tậu” được nhiều loại điện thoại di động có giá rẻ như hiện nay. Chỉ trên dưới 2 triệu đồng, khách hàng có thể thoải mái “tậu” cho mình một “con dế” tích hợp nhiều tính năng tiện ích: màn hình cảm ứng, thẻ nhớ, dùng 2 sim 1 lúc, chụp hình, nghe nhạc, quay phim... thật hoành tráng. Hơn nữa, họ còn có thể tậu cho mình cả một màn hình cảm ứng và tha hồ “chấm chọt” cho “sành điệu”.
Hình thức thì dù là dạng thanh, nắp trượt hay vỏ sò cũng đều rất thời trang. Trong khi đó, với những thương hiệu nổi tiếng khác, số tiền phải bỏ ra là gấp nhiều lần. Chẳng hạn, để có thể dùng một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng và tích hợp các chức năng cao cấp của nhãn hiệu nổi tiếng như O2, Nokia, khách hàng phải bỏ ra trên chục triệu đồng, song nếu xài “dế Tàu”, khách chỉ phải bỏ ra khoảng 2,4 triệu đồng với chiếc điện thoại có kiểu dáng và màu sắc y khuôn hàng chính hãng.
Thôi thì cơ man nào là ĐTDĐ “made in China”. Số điện thoại này được phân chia làm nhiều loại. Một số nhãn hiệu “dế Tàu” có đăng ký thương hiệu như CECT, Elitek, Jongsung, Bandshine... mặc dù được bày bán trang trọng không kém gì các loại điện thoại chính hãng nổi tiếng của Nokia, Samsung... và có bảo hành đến 12 tháng, song giá cao hơn nên bán không chạy. Mặt khác, kênh phân phối của dạng “dế Tàu” này vẫn còn hạn chế.
“Dế Tàu” dạng trôi nổi có hàng loạt nhãn hiệu, từ Mpeg 4 - nhãn hiệu phổ biến nhất đến những nhãn hiệu lạ hoắc như Suntek, Josung..., thậm chí một số loại không có nhãn hiệu gì trên thân máy hoặc ngang nhiên copy các nhãn hiệu nổi tiếng như Nokia, Samsung, Sony Ericsson...
Cuối cùng là một số ít hàng “lướt”: các loại điện thoại cũ được các cơ sở sản xuất nhỏ bên kia biên giới nhập về, sửa chữa, chắp vá, thay vỏ mới, dán tem và bán lẻ ra thị trường như hàng mới.
So với các hàng chính hãng đang có mặt trên thị trường thì những chiếc điện thoại Tàu vẫn thường được đánh giá là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai ít tiền, đặc biệt là giới trẻ như học sinh, sinh viên, giới lao động phổ thông - những người có thu nhập thấp, nhưng lại thích được sở hữu một chiếc điện thoại nhiều chức năng.
Chất lượng khôn lường
Điểm chung của “dế Tàu” là thiết kế bên ngoài thô, khớp nối không sát, giao diện (tiếng Việt hoặc tiếng Anh) sai lỗi chính tả. Màn hình tuy rất sáng nhưng không thực sự tươi và trong.
Nhiều người mua điện thoại hiện nay không chú ý chi tiết: tỷ lệ giữa độ phân giải và kích thước màn hình. Nếu cùng một độ phân giải (số điểm ảnh), kích thước màn hình càng lớn thì diện tích mỗi điểm ảnh càng to, hình ảnh thể hiện càng thô.