Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân nam mới ngoài 40 tuổi vào viện trong tình trạng đau đầu,ếnthượngthậnlàmtănghuyếtápđộtngộtởngườitrẻmáy tính 88 huyết áp tăng cao 190/100 mmHg. Anh nói bản thân có tiền sử tăng huyết áp 3 năm không duy trì thuốc đều.
Nhập viện, bệnh nhân được xử trí loại trừ các biến chứng tăng huyết áp kịch phát. Đồng thời, anh cũng được xét nghiệm tổng thể, kết quả cho thấy bất thường kali máu hạ rất thấp.
Người bệnh trẻ tuổi, huyết áp tăng cao và kali máu thấp bất thường, các bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân bị u tuyến thượng thận.
Kết quả chụp cộng hưởng từ ổ bụng có tiêm thuốc đối quang từ đã củng cố nghi ngờ có cơ sở này. Chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u được đưa ra.
Một trường hợp khác, cô gái 20 tuổi, trú quận 11 TP HCM, vào viện với tình trạng yếu cơ hai chi dưới, đau đầu, chóng mặt, huyết áp tăng lên 160/90 mmHg, hạ Kali máu, thiếu máu do thiếu sắt. Xét nghiệm, chụp chiếu cho thấy chị có khối u tuyến thượng thận trái.
Sau khi điều trị nội khoa ổn, chị được phẫu thuật lấy khối u tuyến thượng thận. Sau mổ, các triệu chứng thoái lui.
Bất thường tại tuyến thượng thận lại thường được tình cờ phát hiện
Trong cơ thể bình thường chúng ta có 2 tuyến thượng thận nằm ở phía trên 2 thận. Tuyến nội tiết này nhiệm vụ sản xuất các hormon quan trọng nhằm điều hòa cơ thể như cân bằng nước – điện giải, chống stress, điều hòa huyết áp…
U thượng thận là khi tuyến thượng thận một hoặc hai bên tăng kích thước lớn hơn so với bình thường. Khối u này có thể gây tăng tiết hormon nội tiết hoặc không.
Theo BS Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, đây là bệnh lý hiếm gặp, nguyên nhân vẫn chưa rõ. Bệnh thường không liên quan đến yếu tố di truyền, ảnh hưởng đến một trong hai tuyến thượng thận đôi khi là cả hai.
Bất thường tại tuyến thượng thận này gây ra tình trạng tăng huyết áp, rối loạn điện giải. Bệnh nhân u tuyến thượng thận thường tình cờ phát hiện bệnh khi siêu âm bụng hay chụp CT scan bụng.
Không ít người vào viện với triệu chứng lâm sàng là những cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, hồi hộp, đỏ phừng phừng mặt, tăng huyết áp khó kiểm soát. Đây là biểu hiện của nhóm bệnh nhân u thượng thận có chức năng gây tăng tiết hormon nội tiết.
Theo BS Mai, cơn tăng huyết áp kịch phát của bệnh nhân u tuyến thượng thận có biểu hiện huyết áp tăng cao từ 250 – 280 mmHg/120-140 mmHg. Các cơn tăng thường xảy ra đột ngột, một số trường hợp xảy ra trên nền người bệnh có cao huyết áp thường xuyên.
Các cơn tăng huyết áp kịch phát kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Sau mỗi cơn tăng, người bệnh thường có triệu chứng mệt mỏi do mất nước, có thể gây ra rối loạn điện giải, trụy mạch gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh nhân cũng gặp tình trạng đau đầu, buồn nôn, khó thở.
Ngoài ra, nhóm này còn có thể có hội chứng Cushing như tăng cân nhanh, đặc biệt thường tụ mỡ nhiều ở vùng mặt (mặt tròn, đỏ), vùng cổ, gáy và vùng bụng; yếu và teo cơ tứ chi; da mỏng, đỏ.
U tuyến thượng thận phần lớn là lành tính. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan. Đáng nói, bệnh u tuyến thượng thận thường gặp ở người trẻ tuổi (từ 20 - 50 tuổi).
Ngoài khiến nội tiết bị rối loạn, đáng ngại nhất là các cơn tăng huyết áp thường xuyên và kịch phát làm ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh lý tổn thương đáy mắt, xuất huyết, bệnh lý suy tim, suy thận, rối loạn nước - điện giải, trụy mạch...
Nặng nề hơn, bệnh lý này còn gây ung thư hóa di căn hoặc u hoại tử gây chảy máu ồ ạt và thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh trẻ tuổi có tăng huyết áp cần được khám và chẩn đoán kịp thời để loại trừ tình trạng u tuyến thượng thận.
Thanh Hiền
(责任编辑:Cúp C2)