您的当前位置:首页 >Thể thao >Nghề kỳ lạ: Chê người khác kiếm bộn tiền_kkqbd 正文
时间:2025-01-15 11:59:24 来源:网络整理编辑:Thể thao
Tin thể thao 24H Nghề kỳ lạ: Chê người khác kiếm bộn tiền_kkqbd
PPKKa được cho là thủ phạm dẫn đến cái chết của Cho Jang-mi sau khi có những bình luận tấn công cô. |
Trong một video được đăng lên YouTube hôm 5/2,ềkỳlạChêngườikháckiếmbộntiềkkqbd một thanh niên đeo mặt nạ đen đã bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của một nữ YouTuber tên là Cho Jang-mi – người đã qua đời vài tuần trước tại nhà riêng.
YouTuber đeo mặt nạ, còn được gọi là PPKKa có 1,21 triệu người đăng ký theo dõi. Anh bị chỉ trích sau cái chết của Cho. PPKKa được cho là người đầu tiên tung các tin đồn về Cho, khiến cô tự kết liễu đời mình. Tuy nhiên, anh phủ nhận các cáo buộc trong video và khẳng định anh không có ý định tấn công Cho.
Cảnh sát cũng tuyên bố, không có bằng chứng cho thấy Cho đã bị sát hại.
“Nhiều người đang cáo buộc tôi xúi giục cộng đồng mạng khiến cô ấy tự sát, nhưng điều này không đúng… Tôi đã và vẫn là một YouTuber luôn theo dõi các vấn đề và bình luận chúng khi chúng xuất hiện, không hơn không kém”.
PPKKa là người chuyên tạo các video tin tức về người nổi tiếng. Nhiều video trong số đó đã thu hút được hơn 1 triệu lượt xem.
Trong một video, anh đã chỉ trích cựu thành viên của một ban nhạc nữ K-pop vì những nhận xét gần đây của cô rằng sống ở Hàn Quốc như một phụ nữ thật khó khăn. YouTuber này gọi cô là một diva gợi cảm theo chủ nghĩa nữ quyền. Anh cũng đánh giá cô là một kẻ cơ hội.
Những người sử dụng mạng xã hội để kiếm tiền từ bất hạnh của người khác đã trở thành một vấn đề phổ biến ở Hàn Quốc đến mức được gọi là “những kẻ phá hoại trên mạng”.
Trong nhiều trường hợp, các phân tích của những người này là vô căn cứ. Nhưng ảnh hưởng của họ trên không gian mạng rất lớn bởi vì những nội dung này có thể truyền cảm hứng cho người xem lan truyền tin đồn.
Cho đã kết liễu đời mình sau khi than thở rằng cô đã bị miêu tả một cách sai lầm như một nhà nữ quyền cấp tiến.
Nhưng cô không phải là nạn nhân duy nhất.
Kim In-hyeok, 28 tuổi là một vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp, người từng bị quấy rối tình dục và từng nhận những bình luận ác ý về ngoại hình trong một thời gian dài. Anh được phát hiện tử vong tại nhà riêng hôm 4/2.
Kim In-hyeok cũng được cho là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. |
Kim từng rất đau khổ về những bình luận ác ý về ngoại hình của mình trên trang cá nhân. Khi thông tin về cái chết của Kim được đăng tải, những chỉ trích đã bùng lên dữ dội trên các kênh Youtube chuyên bắt nạt nạn nhân cũng như các nền tảng kỹ thuật số cho phép chuyện này xảy ra.
Đặc biệt, nhiều người còn chỉ trích YouTube vốn chỉ đưa ra những phản ứng thờ ơ về việc các YouTuber tạo ra nội dung mang tính chất kích động thù địch và phân biệt đối xử.
Ngược lại, nhiều người hoan nghênh hành động của các trang đóng phần bình luận dưới mỗi tin tức giải trí sau khi các vụ người nổi tiếng tự tử xảy ra ngày một nhiều.
Tuy vậy, vẫn có hàng trăm video chứa những tin đồn về Cho và Kim đang tồn tại trên YouTube.
CCDM – một nhóm chuyên giám sát các phương tiện truyền thông đã đưa ra một tuyên bố vào tháng trước, thúc giục YouTube và Google hoàn thành trách nhiệm quản lý của mình khi họ thu lợi từ các kênh sản xuất nội dung độc hại.
“Sức ảnh hưởng của YouTube đang tăng lên từng ngày. Theo một cuộc khảo sát về nhận thức của khán giả trên các phương tiện truyền thông vào năm 2021 do Hiệp hội Báo chí Hàn Quốc thực hiện, YouTube đã vượt qua Chosun Ilbo, một trong những tờ nhật báo hàng đầu quốc gia, trong đó tỷ lệ sử dụng YouTube đạt 98,4%”.
Trong khi đó, các thuật toán của YouTube bị chỉ trích vì khuyến khích hiện tượng “kẻ phá hoại trên mạng”.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc siết chặt về mặt luật pháp cũng cần phải nâng cao nhận thức cho người dùng.
Lý do khiến những kẻ phá hoại tiếp tục bắt nạt người khác là do các video chứa những nội dung này có liên quan trực tiếp tới doanh thu.
“Thiệt hại chỉ có thể được giảm thiểu khi vừa có các hình phạt nghiêm khắc vừa nâng cao nhận thức của người dùng” – ông Jung Il-kwon, giáo sư Khoa Truyền thông và Báo chí, ĐH Kwangwoon nhận định.
Đăng Dương(Theo Korean Times)
Min Kyeong-seok (Hàn Quốc) không ngại đi ăn nhà hàng hay ở trong khách sạn sang trọng một mình. Anh còn chia sẻ những trải nghiệm một mình lên trang blog “One happy person”.
Khoảnh khắc lốc xoáy đánh lật úp thuyền chở khách du lịch2025-01-15 12:51
Đi chụp ảnh khoe ngực, hot girl gây tai nạn giao thông2025-01-15 12:45
4 nữ đại gia Việt đi Rolls–Royce biển “khủng”2025-01-15 12:33
Những vụ xe lỗi ầm ĩ nhất thập kỷ2025-01-15 12:16
Sếp Qualcomm: 'Nhà mạng phải sớm tính mô hình kinh doanh mới cho 5G'2025-01-15 11:58
NPH MOBIZ ấn định ngày ra mắt Mộng Kiếm Hiệp2025-01-15 11:57
Camry bị 'chẻ' đôi đầu khi tông vào gốc cây2025-01-15 11:41
Vì sao iOS, macOS ngày càng tệ và nhiều lỗi?2025-01-15 11:31
Google trọng người biết từ bỏ quyền lực2025-01-15 10:25
OPSWAT ra mắt Chương trình Đào tạo bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu2025-01-15 10:19
Ra mắt sách best2025-01-15 12:23
Cách hiển thị ảnh đại diện cá nhân trên màn hình khóa Android 102025-01-15 12:00
Đà Nẵng: 600 đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh thành phố thông minh2025-01-15 12:00
Huawei sau 5 tháng bị cấm vận2025-01-15 11:57
Trận Việt Nam và Jordan có lượng khán giả theo dõi trên truyền hình cao kỷ lục2025-01-15 11:29
1 bài đăng của Ronaldo trên Instagram có giá gần 1 triệu USD2025-01-15 11:04
Johnny Trí Nguyễn nghiện xe đua phân khối lớn?2025-01-15 10:40
Choáng ngợp bộ sưu tập siêu xe theo cặp của đại gia Hà Nội2025-01-15 10:38
Sếp Qualcomm: 'Nhà mạng phải sớm tính mô hình kinh doanh mới cho 5G'2025-01-15 10:31
Lái xe trên đèo, dốc như thế nào cho an toàn?2025-01-15 10:22