欢迎来到Xổ số 88

Xổ số 88

Việc đầu tiên không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng_bảng xếp hạng giải vô địch nga

时间:2025-01-10 21:23:05 出处:Cúp C2阅读(143)

Trở về nhà sau khi đi xe máy với quãng đường 20km giữa trưa nắng,ệcđầutiênkhôngthểbỏquakhisơcứungườibịsốcnhiệtdonắngnóbảng xếp hạng giải vô địch nga chị Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) xuất hiện các dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, huyết áp tăng. Trước đó, chị đã có tiền sử tăng huyết áp. Chiếc áo chống nắng mỏng không giúp chị chống chọi với nền nhiệt hơn 40 độ C ở ngoài đường. Người thân vội vã cởi bớt quần áo và làm mát cho chị Hà bằng khăn ẩm, uống nước mát… Sau khi sơ cứu, chị Hà dần ổn lại.

Những ngày qua, nắng nóng đang gia tăng tại miền Bắc, miền Trung. Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 17 và 18/7, ở khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-17 giờ.

Với mức nhiệt như mấy ngày nay, nguy cơ tổn thương sức khỏe cho con người là rất lớn, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi do tình trạng say nóng và say nắng rất dễ xảy ra.

TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bìnhcho biết, say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt (heat stroke), là hiện tượng tăng thân nhiệt nghiêm trọng của cơ thể con người (thường trên 40 đô C) kèm theo đó là những rối loạn mất kiểm soát của các cơ quan trong cơ thể. 

Đó là thần kinh trung ương (đau đầu, có giật hoặc hôn mê), tuần hoàn (rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp), hô hấp (khó thở), tiết niệu (nước tiểu ít hoặc vô niệu)... do tác động của nắng nóng, do hoạt động thể lực quá mức hoặc do cả 2 nguyên nhân này. Say nóng luôn đi kèm với say nắng và là một cấp cứu tối khẩn cấp. 

Theo bác sĩ, các dấu hiệu để nhận biết say nóng, say nắng (sốc nhiệt) bao gồm người bệnh có sốt, nhiệt độ của cơ thể tăng cao từ 40 độ C trở lên. Thay đổi trạng thái tâm thần kinh (hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nôn, nói chậm, co giật hoặc hôn mê). Da mặt ửng đỏ, toàn thân nóng (do giãn mạch máu ngoại vi), da khô hoặc ẩm do đổ nhiều mồ hôi; Khó thở; Tụt huyết áp. 

Theo BS Hoàng Công Tình, cách sơ cứu ban đầu nếu bệnh nhân bị say nóng, sốc nhiệt, cần nhanh chóng đưa người bệnh ra chỗ có bóng mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, chườm nước mát hoặc chườm đá để hạ thân nhiệt, cho uống nước mát có pha với đường và muối. Sau đó, người nhà nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến các khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực để được điều trị chuyên sâu.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cũng nêu các đối tượng sẽ có nguy cơ gặp sốc nhiệt nhiều nhất. Đó là những người phải làm việc trong điều kiện môi trường nắng nóng như người nông dân làm việc trên cánh đồng, người công nhân làm việc trên lò cao, các vận động viên thi đấu, luyện tập dưới điều kiện nắng nóng… 

Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt. Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi cũng nêu dấu hiệu sốc nhiệt: Đầu tiên là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu. Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm: Đau đầu; Chóng mặt và choáng váng; Da đỏ, nóng và khô; Yếu cơ hoặc chuột rút; Buồn nôn và ói mửa; Nhịp tim nhanh; Thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê…

Nếu không xử lý kịp thời thì sốc nhiệt có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc với sức khỏe. Vì vậy trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường, nếu phải ở lâu ở ngoài trời, cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất. 

Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu phải lưu thông trên đường, người dân cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. 

Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng, cứ sau một khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 - 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng 

Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng, theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi việc cần làm đầu tiên là nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân.

Nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch…

Những người dễ bị sốc nhiệt do nắng nóng ảnh hưởng tới tính mạngNắng nóng gay gắt có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hoặc đã có sẵn các bệnh lý.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: