Mới đây,àolàcơsởtuyếntỉnhduynhấtởĐôngNamBộcóchuyênkhoaungthưnhận định inter turku đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến thăm, làm việc với ngành y tế tỉnh Đồng Nai và một số bệnh viện trực thuộc địa phương, để tìm hiểu năng lực hoạt động cũng như ghi nhận các đề xuất, kiến nghị cụ thể của các cơ sở y tế.
Bệnh viện tỉnh duy nhất ở Đông Nam Bộ có chuyên khoa ung thư
Làm việc với đoàn công tác, bác sĩ Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị hiện có quy mô 1.000 giường bệnh, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 4.000 lượt khám chữa bệnh. Đơn vị luôn trong tình trạng quá tải, với công suất hoạt động trên 100%.
Với hơn 1.600 nhân viên làm việc, mỗi năm Bệnh viện tỉnh Đồng Nai đạt doanh thu trên dưới 1.100 tỷ đồng. Về thành tựu chuyên môn, đơn vị đã 3 lần liên tục đạt được chất lượng kim cương về điều trị đột quỵ. Bệnh viện cũng thực hiện tốt một số kỹ thuật, như phẫu thuật chỉnh hình, cột sống, mạch máu…
Dự kiến năm 2025, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai sẽ tiến tới thực hiện kỹ thuật ghép tạng.
"Vừa rồi, chúng tôi đã mổ được một khối u rất lớn (10kg) ở ngực cho người phụ nữ 35 tuổi, trước đó cũng cứu ngoạn mục một em bé đã ngưng tim 15 phút. Sắp tới đây, Bệnh viện sẽ thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành như Tim mạch, Nội tiết, về truyền thông y tế ở cơ sở, vùng đông dân cư…", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Ở góc độ quản lý nhân sự, bác sĩ Tuấn chia sẻ, thời gian qua, Bệnh viện đã tiến hành tăng lương, duy trì cuộc sống ổn định của anh em y bác sĩ. Ngoài ra, Bệnh viện cũng tìm các giải pháp để bổ sung, tăng cường bổ sung đội ngũ điều dưỡng, vốn là lực lượng rất quan trọng trong hệ thống điều trị.
Bác sĩ Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, ngoại trừ TPHCM, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở miền Đông Nam Bộ có khoa Ung thư riêng biệt và nằm trong mạng lưới ung thư vùng.
Cụ thể, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai có hai khoa Ung bướu và Ung bướu y học hạt nhân, có thể thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nhắm trúng đích, can thiệp giảm nhẹ… cho nhiều loại ung thư như phổi, vú, tuyến giáp, dạ dày…
Các chuyên khoa điều trị ung thư tại bệnh viện có tổng cộng khoảng 150 giường bệnh nội trú. Đây là điều kiện để bệnh nhân được chăm sóc, điều trị thuận lợi ngay tại địa phương, giảm vất vả và tốn kém.
Bác sĩ Trung cho biết thêm, thời điểm năm 2022 (sau dịch Covid-19), toàn tỉnh có khoảng 1.200 nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt. Để giải quyết vấn đề này, địa phương đã xây dựng được nghị quyết để hỗ trợ, giữ chân nhân viên y tế.
Cụ thể, các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại cơ sở y tế công sẽ được hỗ trợ 3-4 triệu đồng/tháng tùy khu vực làm việc. Kinh phí cho chính sách này rơi vào khoảng 350 tỷ đồng/năm (kéo dài đến năm 2025). Nhờ vậy, hệ thống y tế công của tỉnh không "vỡ trận".
Để giải quyết vấn đề quá tải tại Bệnh viện tỉnh Đồng Nai, bác sĩ Tuấn chia sẻ, đơn vị đã tìm cách tăng cường công suất làm việc, động viên tinh thần y bác sĩ phải làm sớm, làm thêm giờ, điều phối bệnh nhân sang các phòng khám theo yêu cầu…
Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên ở Đồng Nai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, triển khai kios đăng ký khám bệnh bằng căn cước công dân (sắp tới sẽ đăng ký bằng sinh trắc học).
Cần đẩy mạnh truyền thông để tạo niềm tin cho bệnh nhân
Tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), bác sĩ Nguyễn Đức Phước, Giám đốc cơ sở cho biết, đơn vị có chức năng vừa điều trị lẫn dự phòng. Hiện nay, Trung tâm có 250 giường bệnh trong khối điều trị, 2 cơ sở thuộc khối dự phòng, mỗi ngày tiếp nhận 500-700 lượt khám chữa bệnh.
Trung tâm được trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy CT, máy lọc thận nhân tạo, máy nội soi, siêu âm, X-quang… Về nhân sự, Trung tâm luôn quan tâm vấn đề tuyển dụng, đào tạo nên không thiếu bác sĩ.
Tuy nhiên thời gian qua, một số bác sĩ Sản, Ngoại khoa của đơn vị đã nghỉ việc để ra ngoài làm, vì thu nhập cao hơn. Do đó, Trung tâm sẽ tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng thời gian tới.
Về dự phòng, Trung tâm làm tốt công tác phòng chống Covid-19, các dịch khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều giảm so với các năm trước, xử trí kịp thời các dịch sởi và dại…
Về khó khăn, bác Phước chia sẻ, Trung tâm cũng vướng một số nội dung liên quan đến quy định về yêu cầu bằng cấp ở các vị trí làm việc, hay chế độ đãi ngộ về trực gác còn thấp chưa đáp ứng được xứng đáng so với công sức của nhân viên y tế.
Do đó, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom kiến nghị có sự điều chỉnh của Bộ Y tế, để các nhân viên y tế đều được hưởng chế độ phụ cấp dựa trên thực tế công việc, không phụ thuộc vào chức danh, bằng cấp.
Phản hồi các ý kiến trên, đại diện đoàn công tác cho biết, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Chính phủ. Các quy định mới khi đi vào thực hiện sẽ giúp nhân viên y tế có sự hỗ trợ tốt nhất.
Đoàn công tác cũng đề nghị các đơn vị y tế đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông các kết quả đã đạt, để người dân có sự tin tưởng, lựa chọn là nơi khám chữa bệnh.
(责任编辑:Cúp C1)