Một số cán bộ,ánbộgiảngviênĐHLuậtTPHCMgửitâmthưtớiBộtrưởngPhùngXuânNhạkqbd u20 giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM đã gửi tâm thư cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mong có những quyết sách xử lý nghiêm và dứt điểm những sai phạm để trường phát triển ổn định. Trước đó, vào ngày 29/5, Trưởng bộ môn Luật thương mại, Khoa Luật thương mại của trường đã có gửi đơn đến Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT đề nghị xác minh, có nhiều yếu tố bất thường, gây nên nghi vấn có hành vi, vi phạm pháp luật, liên quan đến thi tốt nghiệp cho học viên hệ vừa học vừa làm trong tháng 4/2019.
Kiến nghị làm rõ bất thường điểm thi
Trong đơn, vị này cho hay có nhiều dấu hiệu bất thường trong việc tổ chức thi tốt nghiệp môn Pháp luật và chủ thể kinh doanh của học viên lớp Công an TP.HCM khóa 10 và lớp Biên phòng Bà Rịa Vũng Tàu.
Chẳng hạn như: Có 5-15% tổng số học viên của lớp đến nghe giảng viên hệ thống ôn thi tốt nghiệp.
Khi bắt đầu chấm thi, giảng viên tham gia chấm thi chỉ được giao bản sao (photocopy) đáp án mà không được xem và xác nhận phong bì chứa đáp án còn nguyên niêm phong. Giảng viên chấm thi cũng nhận thấy có hiện tượng một nhóm bài thi này giống hoàn toàn hoặc tương tự đáp án ở một số câu, một nhóm bài thi khác lại giống hoàn toàn hoặc tương tự đáp án ở một số câu khác…
Vị trưởng bộ môn này cho rằng sự việc có nhiều bất thường, xuất hiện nhiều nghi vấn tiêu cực, đặc biệt là bài thi có dấu hiệu sao chép đáp án, nên ngày 17/4/2019 ông đã viết thư điện tử gửi ban giám hiệu đề cập vấn đề này và trong cuộc họp giao ban mở rộng ngày 25/4/2019 đã đề nghị hiệu trưởng tiến hành xác minh, nhưng cho đến nay không nhận được phản hồi nào về việc xác minh và kết quả xác minh…
Tài chính có sai sót, bất cập
Những bất ổn của Trường ĐH Luật TP.HCM đã âm ỉ từ trước đây. Từ năm 2018, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán và thông báo có sai sót, bất cập, hạn chế ở trường. Sau khi kiểm toán tại trường từ ngày 26/3-8/4/2018, Kiểm toán Nhà nước có thông báo số 556/TB-KTNN chỉ ra những sai sót, bất cập, hạn chế.
Chẳng hạn các khoản chi cho sự nghiệp đào tạo đại học, sau đại học, các hệ vừa học vừa làm, sự nghiệp khoa học từ nguồn ngân sách nhà nước, phí lệ phí khác cho thấy còn một số hạn chế như hồ sơ thanh toán còn thiếu, tính hệ số vượt giờ sai quy định, chi chưa có trong quy chế nội bộ, chưa thực hiện đấu thầu theo quy định.
Trường cũng không thực hiện chi toàn bộ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên bằng nguồn thu học phí và chi từ nguồn ngân sách số tiền 1,5 tỷ đồng; Chưa thực hiện đấu thầu theo Luật đấu thầu về hợp đồng liên kết đào tạo với Công ty Anh văn Việt Mỹ (VASS) để tổ chức đào tạo Anh ngữ theo chương trình TOEIC quốc tế (3 tỷ đồng) và hợp đồng với Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo GHI quốc tế tổ chức đào tạo kỹ năng cứng, kỹ năng mềm theo yêu cầu chuẩn đầu ra (653 triệu đồng). Chi thù lao giảng dạy cho 55 giảng viên dạy vượt giờ 300 giờ lao động là chưa tuân thủ quy định tại Hội nghị số 45/2013 của Chính phủ với tổng số giờ 7.033 giờ tương ứng với số tiền 607,6 triệu đồng. Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động 18,2 tỷ đồng bằng 0,96 lần Quỹ lương cấp bậc chức vụ đang thực hiện theo tính bình quân, chưa căn cứ vào hiệu suất, kết quả công việc dựa trên tiêu chí xếp loại ABC theo quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ. Chi thanh toán tiền học lại, thi lại cho cán bộ, viên chức chưa có trong Quy chế chi tiêu nội bộ, không có bảng chấm công và hồ sơ chứng minh các nội dung thực hiện như quản lý, chỉ đạo, thực hiện số tiền 2,1 tỷ đồng…
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ, năm học 2016-2017 và 2017-2018 nhà trường thu học phí vượt mức quy định 6,87 tỷ đồng. Thu vượt học phí học lại, đồng thời chưa công khai mức thu trên trang mạng của trường số tiền 205,9 triệu đồng. Thu vượt lệ phí tuyển sinh theo quy định 84 triệu đồng. Nhà trường thực hiện liên kết đào tạo với một số cơ sở giáo dục khi chưa đủ điều kiện thực hiện liên kết. Trong số 14 cơ sở liên kết đào tạo, chỉ có 2 cơ sở có công văn trả lời đồng ý của Bộ GD-ĐT, 1 cơ sở có gửi Bộ tờ trình nhưng không được phản hồi, còn lại 11 cơ sở chưa cung cấp được quyết định cho phép liên kết đào tạo của Bộ GD-ĐT.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Trường ĐH Luật TP.HCM thực hiện điều chỉnh số kế toán, báo cáo tài chính theo Kết luận của Kiểm toán nhà nước. Thu hồi nộp Ngân sách nhà nước số tiền tiền 1,766 tỷ đồng; Chuyển quyết toán năm sau số tiền 2,3 tỷ đồng; Thực hiện thu học phí theo đúng quy định; Chấm dứt việc thu lệ phí vượt, số tiền 6,87 tỷ thu vượt học phí đề nghị trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của trường. Chấm dứt thu các khoản không có trong quy định, tránh tình trạng phản cảm cho sinh viên như không tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh sinh viên chính quy khỏa 36-37 năm 2016 do không đồng tình với mức thu của trường…
Sử dụng tài khoản cá nhân cho trường thu tiền? Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho hay: Trong thời gian làm việc, tổ kiểm toán cũng nhận được đơn thư phản ánh và yêu cầu của ông Lê Minh Tuấn, nhân viên phòng Hành chính gửi tham khảo kèm đơn yêu cầu gửi Đảng ủy, Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân.. Ông Tuấn lưu ý việc sử dụng tài khoản cá nhân của bà Mai Quốc Thu Trang tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo báo cáo của đơn vị, thực tế có sử dụng tài khoản trên để thực hiện các chức năng tài chính của trường, tuy nhiên do thời gian và thẩm quyền của Tổ kiểm toán, tổ không thực hiện xác minh số tài khoản trên. Còn theo kết luận của tổ xác minh Trường ĐH Luật TP.HCM ngày 21/8/2018, có việc bà Mai Quốc Thu Trang có mở một tài khoản cá nhân tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Tài khoản được mở từ ngày 31/7/2013 đến ngày 4/4/2018. Bà Trang cho cán bộ của Phòng quản lý hệ vừa học vừa làm và Trung tâm Anh văn Vass mượn tài khoản để chuyển tiền học lại và học phí nhằm thuận lợi cho học viên, cho đơn vị, cá nhân liên quan trong công việc.
|
Hai năm trước, Trường ĐH Luật TP.HCM đã lộ những bất ổn: Giảng viên bất mãn, tố cáo hiệu trưởng, hiệu phó có nhiều sai phạm.
顶: 1踩: 79584
评论专区