Đầu tháng 10,ữsinhHàNộinặngtớikgvậtvãvìsốtxuấthuyếket qua bong da c1 khi thấy sốt tới ngày thứ 3 không giảm, nữ bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng sốt cao, lơ mơ, hôn mê, khó thở, tím môi, chỉ số SpO2 giảm về còn 75% (bình thường từ 95 trở lên).
Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết kèm suy hô hấp và nhiễm khuẩn huyết tụ cầu.
Cô gái mới 19 tuổi nhưng cân nặng đạt tới gần 160kg. Mỗi khi nằm xuống, toàn bộ cơ thể gần phủ kín giường bệnh. Vào viện, bệnh nhân tiếp tục sốt cao, thở khò khè, toan hô hấp nặng.
Tiến sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, thể trạng bệnh nhân quá béo, lớp mỡ dày làm hạn chế co giãn lồng ngực, hạn chế thông khí phổi, tăng sức cản trở đường thở làm đẩy nhanh tình trạng suy hô hấp.
Cách đây một năm, nữ bệnh nhân từng bị viêm phổi, phải thở máy và điều trị kéo dài 3 tháng. Vì thế, với trường hợp này, nếu đặt ống nội khí quản thì tiên lượng cai thở máy, rút ống sẽ rất khó khăn.
Sau khi cân nhắc, bệnh nhân được chỉ định thở oxy qua mặt nạ (mask) và điều trị bằng kháng sinh.
Cơ thể bệnh nhân đáp ứng tốt với kháng sinh và phác đồ điều trị, tiểu cầu được nâng dần lên. "Nhìn đôi mắt bệnh nhân ánh lên sự tươi tắn qua mask thở, chúng tôi rất vui" - BS Oanh chia sẻ. Kết quả, sau 10 ngày được điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân ổn định, tiếp tục theo dõi tại viện.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, từ tháng 10 đến nay, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị nội trú luôn dao động từ 100 - 150 người/ngày, 70% bệnh nhân nhập viện khi có dấu hiệu cảnh báo.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) năm nay tiếp nhận gần 10 trẻ thừa cân, béo phì mắc sốt xuất huyết; trong khi các năm trước chỉ khoảng 1-2 ca.
Mới đây, Trung tâm này tiếp nhận bệnh nhân 16 tuổi ở Tuyên Quang cao chưa tới 1,5m nhưng nặng hơn 60kg (thừa cân) mắc sốt xuất huyết.
Bệnh nhân có bệnh nền lupus ban đỏ. Đầu tháng 11, bệnh nhân bỗng nhiên sốt cao, vào bệnh viện tỉnh chẩn đoán sốt xuất huyết. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng sức khoẻ chuyển biến xấu, sốt liên tục, li bì và phù nề.
Bệnh nhân được chuyển tới một bệnh viện tuyến Trung ương khác trước khi chuyển tiếp tới Bệnh viện Nhi Trung ương. “Khi nhập viện, tình trạng của bệnh nhân rất xấu, tiểu cầu giảm, suy tạng… nên phải lọc máu, thở máy liên tục”, BSCKII Đào Hữu Nam - Trưởng khoa Điều trị tích cực (Trung tâm Bệnh nhiệt đới) cho biết. Sau một thời gian, bệnh nhân đáp ứng tốt và đã chuyển viện để tiếp tục điều trị bệnh nền.
Béo phì là yếu tố tiên lượng nặng khi mắc sốt xuất huyết
Tiến sĩ Oanh lưu ý, người béo phì mắc sốt xuất huyết dễ dẫn đến biến chứng nặng. Đây là đối tượng thuộc nhóm miễn dịch kém hơn và thường đi kèm các bệnh nền khác như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... Bệnh nhân dễ bị bội nhiễm, khiến bệnh tiến triển nặng hơn như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận. Thời gian điều trị sẽ lâu, phức tạp hơn bình thường.
Ngoài ra, người béo phì khó có thể lấy ven hay thưc hiện các kỹ thuật cấp cứu, hồi sức khác. Khó khăn nhất trong điều trị cho nhóm này là điều chỉnh lượng dịch truyền phù hợp với thể trạng.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ sốc do sốt xuất huyết ở trẻ có cân nặng bình thường khoảng 4,6%, thì ở trẻ béo phì lên đến gần 15%. Nguyên nhân là trẻ béo phì bị rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm, đường, điện giải, rối loạn nhịp thở, rối loạn miễn dịch...
Do đó, trẻ béo phì bị sốt xuất huyết phải được nhập viện theo dõi. Bởi nếu các bé bị sốc sốt xuất huyết, việc điều trị rất khó khăn, trẻ dễ tử vong. Thực tế, các cơ sở y tế từng ghi nhận không ít trường hợp tử vong vì mắc sốt xuất huyết trên nền béo phì.
Cần gấp đôi lượng tiểu cầu vì dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh
Nhu cầu tăng cao do dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại Hà Nội và các địa phương với nhiều bệnh nhân diễn biến nặng.