Liên quan đến việc Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội tạm đình chỉ công tác cán bộ được cho liên quan tới việc “bảo kê” lò gạch không phép trên địa bàn huyện Sóc Sơn,ủtịchHàNộichỉđạolàmrõnghivấnragiábảokêlògạkq chelsea Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo cơ quan liên quan làm rõ vụ việc.
Những lò gạch không phép đang tồn tại trên địa bàn huyện Sóc Sơn. |
Ngày 15/3, bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng của thành phố Hà Nội, trao đổi với PV Tiền Phong về việc Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội tạm đình chỉ công tác 1 cán bộ được cho liên quan tới nghi vấn ra giá “bảo kê” lò gạch không phép trên địa bàn huyện Sóc Sơn mà báo chí phản ánh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đã chỉ đạo cơ quan liên quan làm rõ vụ việc. “Ngay sau khi báo chí nêu, UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo ngay cho Thanh tra Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Xây dựng yêu cầu làm rõ và báo cáo ngay cho thành phố. Đây là phản ánh cán bộ thuộc Sở Xây dựng nên trách nhiệm làm rõ sẽ thuộc về Giám đốc Sở này. Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo ngay sau khi có thông tin này”, ông Chung nói.
Bà Đỗ Thu Nga, Chánh Văn phòng UBND huyện Sóc Sơn cho hay, trước thông tin phản ánh của báo chí, cơ quan chức năng huyện đã yêu cầu các phòng ban phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, làm rõ vụ việc và kiên quyết xử lý cán bộ nếu có vi phạm. “Hiện về mặt quản lý Nhà nước, huyện giao cho phòng Quản lý đô thị thường trực để tham mưu và quản lý liên quan đến việc hoạt động của những lò gạch trên địa bàn”, bà Nga nói.
Chưa có lò gạch nào được cấp phép
Ngày 15/3, tại buổi làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn cho biết, trước năm 2013 trên địa bàn Sóc Sơn có hơn 600 lò gạch các loại tập trung chủ yếu tại các ở các xã vùng sâu, vùng xa như Bắc Sơn, Hồng Kỳ (giáp với tỉnh Thái Nguyên), Tân Minh, Bắc Phú…. “Việc hình thành hàng trăm lò gạch trên địa bàn trước đây phát sinh từ lịch sử để lại. Việc người dân các xã làm lò gạch để tận dụng đất và nhân lực của địa phương, rồi nhu cầu về vật liệu xây dựng trong đó có gạch ngói nung ngày càng cao… Đến năm 2013, khi có chỉ đạo của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn đã xây dựng kế hoạch xóa bỏ toàn bộ lò gạch thủ công và đã xóa xong 524 lò”, ông Thắng nói.
Tuy nhiên, theo ông Thắng trong quá trình tiến hành xóa bỏ các lò gạch thủ công, một số người dân lại tự chuyển đổi, tự ký hợp đồng với các đơn vị cấp dây truyền công nghệ lò sản xuất gạch. Những lò này chủ yếu là lò úp vung không phải dạng thủ công để đưa khói nhả lên cao. Chính vì thế vào thời điểm đó không phá dỡ được những lò này vì nó không có trong danh mục. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của Sở Xây dựng cho phép những lò úp vung tồn tại đến hết năm 2016 và UBND huyện Sóc Sơn cũng chỉ đạo cho phép tồn tại đến hết tháng 10/2016. “Trong 57 lò gạch còn tồn tại trên địa bàn hiện nay, qua xác định đây là các công trình xây dựng không phép, kể cả 524 lò gạch trước đây bị xoá bỏ cũng đều không phép. Các lò gạch là loại hình kinh doanh có điều kiện vừa phải cấp phép xây dựng vừa phải có giấy kinh doanh. Hiện thẩm quyền cấp phép những lò gạch này do Sở Xây dựng cấp theo quy định của Thông tư 10 đối với công trình có chiều cao (cột khói-PV) trên 20m”, ông Thắng lý giải.
Đại diện Phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn cho biết, về mặt cấp phép xây dựng là do Sở Xây dựng, còn về mặt quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn là do lực lượng thanh tra xây dựng. “Thanh tra xây dựng trước đây trực thuộc UBND huyện, nay thuộc Sở Xây dựng. Ngoài 57 lò gạch đang tồn tại thì cuối năm 2015 và đầu năm 2016 lực lượng thanh tra xây dựng địa bàn đã báo cáo có xuất hiện thêm 2 cái mới. Khi nhận được báo cáo chúng tôi đã yêu cầu chính quyền xã ngăn chặn kịp thời”, vị cán bộ này nói.
Ông Nguyễn Quang Huy, Thường trực HĐND huyện Sóc Sơn cho biết, việc tồn tại các lò gạch trên địa bàn đã có nhiều lần cử tri kiến nghị, xử lý. “Phải nói thật qua mỗi lần tiếp xúc cử tri, người dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ lò gạch kêu rất nhiều. Khói lò gạch có khi còn chết cả cây cối. Thậm chí, qua tiếp xúc cử tri còn có tình trạng tranh nhau chỗ làm gạch, địa điểm làm lò gạch nên cũng xảy ra “đả” nhau”, ông Huy nói. |
Theo Tiền phong
- Đình chỉ cán bộ liên quan đến thông tin ‘bảo kê’ lò gạch ‘thổ phỉ’
- Thâm nhập lò gạch "thổ phỉ": Thanh tra xây dựng đòi 250 triệu đồng "bảo kê"