Bị ép giá khi xin mua đường viếng mộ
Lăng Hoàng Gia là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của TP. Gò Công,ònghọPhạmĐănghậuduệbàTừDũloayhoaytìmđườngviếngmộcổkèo nhà cái 188 tỉnh Tiền Giang, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng (ông ngoại của vua Tự Đức, thân sinh của Thái hậu Từ Dũ). Năm 1992, Lăng Hoàng Gia được tôn tạo và công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, bà Phạm Đăng Túy Hoa (hậu duệ đời thứ 11 dòng họ Phạm Đăng) cho biết, bên ngoài khuôn viên Lăng Hoàng Gia còn tồn tại khoảng 20 mộ cổ lớn nhỏ khác. Nhiều ngôi mộ đang bị “nhốt” không có lối vào, hoặc nằm trên đất của người dân.
Theo chân bà Hoa và những người trong tộc đi viếng mộ, chúng tôi men theo con đường đất nhỏ đến trước một cái ao. Chợt đoàn người dừng lại, bà Hoa chua xót nói: “Đợt trước, để xây đài tưởng niệm ông Phạm Đăng Dinh (người đầu tiên của dòng họ Phạm Đăng có công khai phá vùng đất Gò Công -PV), chúng tôi men theo bờ ao này để vào khu mộ. Do vào mùa mưa, nước ngập, chúng tôi không thể vào thăm viếng”.
Sau những tiếng thở dài, đoàn người lại đưa chúng tôi đi tiếp. Tới trước nhà một người dân, bà Hoa xin phép chủ nhà rồi đi xuyên qua phòng khách, khu bếp, nhà vệ sinh, rồi qua một vườn cây um tùm mới thấy được lăng mộ. Những người con trong tộc Phạm Đăng tỏ ra bức xúc, bởi đã có lần họ tới thăm viếng mộ, nhưng chủ nhà đi vắng, không thể mở cửa để vào trong.
Theo quan sát của phóng viên, nhiều ngôi mộ cổ của dòng họ Phạm Đăng nằm lọt trong vườn bị cây dại phủ kín, hoặc nằm cạnh chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh của người dân. Đặc biệt, ông Phạm Đăng Dinh (cố nội của Thái hậu Từ Dũ) là người đang được thờ trong Lăng Hoàng Gia nhưng mộ phần rơi vào tình trạng bị vây kín.
Trước đó, bà Hoa từng thương lượng với các hộ dân để mua đất làm đường vào mộ của ông Phạm Đăng Dinh. Tuy nhiên, mức giá liên tục bị đẩy lên cao gấp vài chục lần so với giá thị trường, vượt quá khả năng đóng góp của dòng tộc. Vì vậy, bà Hoa đã nhiều lần gửi đơn cầu cứu đến chính quyền địa phương để tìm hướng giải quyết.
“Đất đã có chủ quyền nên khó xử lý”
Trao đổi với VietNamNet, bà Đặng Thị Chanh, Chủ tịch UBND phường Long Hưng, TP Gò Công, Tiền Giang cho biết, trước đó địa phương đã có tổ chức những buổi họp dân, đồng thời lập biên bản thoả thuận về việc nhường đất đi vào các ngôi mộ cổ. Sự việc đã được các hộ dân đồng thuận, ký tên vào biên bản dưới sự chứng kiến của chủ tịch phường. Tuy nhiên, sau một thời gian người dân lại thay đổi ý kiến và đến nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các bên liên quan.
“Các hộ dân chỉ đồng ý để bà Hoa làm đường từ mép ruộng, không cho lấn đất. Bà Hoa có thể đốn cây để giải phóng mặt bằng, còn việc mở rộng thêm nữa thì phải thương lượng riêng với các hộ dân”, bà Chanh cho hay.
Trong cuộc họp mới đây cùng các thành viên trong tộc Phạm Đăng, Chủ tịch UBND TP. Gò Công Giản Bá Huỳnh nhận định, sự việc do nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần là do gia đình, dòng tộc trước đây không thiết lập lại hay quản lý đất đai. Lịch sử đã trải qua nhiều thời kỳ, đất cũng được mua bán, sang tay nhiều lần. Bên cạnh đó, hiện tại, đất đã có chủ quyền nên khó giải quyết.
Chính quyền địa phương cũng đang tìm biện pháp quy hoạch các mộ cổ thành quần thể nhưng chưa có hướng xử lý hiệu quả.
Choáng ngợp lăng mộ bạc tỷ ở xứ Huế, xây hơn 4 năm mới xongKhu lăng mộ được làm bằng đá chẻ và được chạm khắc tinh xảo, tráng lệ. Để hoàn thiện công trình này, một gia đình ở TT-Huế phải mất hơn 4 năm và bỏ ra số tiền gần 4 tỷ đồng.