“Đài Truyền thanh phường T. thông báo một bé trai mặc áo thun xanh tên S. có ba mẹ và bà đang ở trọ đi lạc ở tiệm tạp hóa…”,ămlotrẻemnhàtrọtỷ số thụy điển hôm nay tiếng loa phường vang vọng giữa buổi trưa có nội dung về một đứa trẻ đi lạc…
Lớp học tình thương là địa chỉ của công nhân lao động khó khăn cho con em học tập. Trong ảnh: Các em thiếu nhi là con em công nhân lao động xa quê ở TX.Dĩ An tham gia lớp học tình thương do Đoàn Thanh niên các phường tổ chức
Không có điều kiện
Bé S. 4 tuổi, ở trọ với ba mẹ và bà nội. Thường ngày, ba mẹ đi làm bé S. ở với bà nội. Bà nội trông chừng hai anh em của S, em nhỏ hơn 2 tuổi. Thời tiết nắng nóng, trong phòng trọ oi bức nên bà nội cho bé ra trước phòng trọ chơi để thoải mái hơn. Bà lo trông chừng em nhỏ thì thoáng chốc bé S. chạy đi chơi và không nhớ đường về. Một bà chủ tiệm tạp hóa thấy bé đi lạc, ngồi khóc nên dắt bé đến UBND phường thông báo trẻ đi lạc tìm người thân.
Thấy bé S. vắng bóng, bà nội hốt hoảng vội vàng bế em đi tìm nhưng thật may nghe tiếng loa đài thông báo, sau đó bé S. được đón về với gia đình. Chị Trần Tuyết M., mẹ bé S. chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đi làm công nhân từ sáng đến chiều tối, vì sẵn tiện chăm em nhỏ nên bé S. được bà trông chừng luôn để gia đình đỡ chi tiêu gửi bé đến trường mầm non. Gia đình rất mừng khi gặp người tốt giúp bé tìm gia đình”.
Còn chị Nguyễn Thị Lan ở trọ tại TX.Thuận An kể: “Nhà trọ ở gần đường, thằng bé con tôi tính hiếu động hay chơi đùa chạy nhảy. Một lần chơi bắt nhau, thằng bé chạy nhanh thì té gặp xe chạy tới nhưng cũng may người ta lái xe không nhanh nên chỉ trầy xước ngoài ra. Nếu bé có chuyện gì thì cũng do mình không trông cháu tốt”.
Trên thực tế, vì hoàn cảnh, nhiều anh chị em công nhân lao động xa quê không có nhiều kiến thức, không có thời gian và điều kiện kinh tế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. Vẫn còn đó trẻ em đang phải đối mặt với vấn đề bất ổn, ảnh hưởng đến đời sống hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Các em phải lao động sớm, có trẻ bị bạo lực, xâm hại, ngược đãi, tai nạn, thương tích, lang thang…
Trang bị kỹ năng cho trẻ
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, đây là câu nói thấy rõ được vai trò quyết định của công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ từ mầm xanh trở thành tương lai của đất nước. Mỗi trẻ em đều có quyền được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
Từ sự việc đã xảy ra, chị Trần Tuyết M. và chị Nguyễn Thị Lan rút ra bài học để dạy bảo cho trẻ an toàn. Thiết nghĩ, anh chị em công nhân lao động còn khó khăn, chưa bảo đảm chăm sóc trẻ tốt nhất nên trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết. Tiêu biểu là những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn. Kỹ năng bảo vệ bản thân để giúp trẻ hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Cụ thể như kỹ năng an toàn khi tự chơi, khi nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình; kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; kỹ năng ứng xử khi bị lạc thì nên cần sự trợ giúp, ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của ba mẹ, địa chỉ nhà…
Cùng với đó, anh chị em công nhân lao động cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể từ những tổ chức địa phương để có thể bồi dưỡng, chăm lo trẻ như: Tham gia lớp học tình thương, hoạt động Đoàn - Đội địa phương… Và hơn nữa, trẻ em khó khăn cần sự quan tâm của cộng đồng để xây dựng tương lai.
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Cấm tước đoạt quyền sống của trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em… |
K.TUYẾN
(责任编辑:World Cup)