Quận trung tâm có nhiều công trình xây dựng lùm xùm ở Hà Nội_lịch phát sóng trực tiếp bóng đá

时间:2025-01-25 18:16:31 来源:Xổ số 88

Toà nhà 8B Lê Trực: 5 năm xử lý sai phạm

Sau 5 năm phát hiện sai phạm tại công trình 8B Lê Trực,ậntrungtâmcónhiềucôngtrìnhxâydựnglùmxùmởHàNộlịch phát sóng trực tiếp bóng đá mới đây, Hà Nội đã thực hiện bàn giao toà nhà cho chủ đầu tư là Công ty CP May Lê Trực. Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP May Lê Trực cho biết, việc bàn giao được thực hiện từ ngày 10/12.

{keywords}
Hiện trạng tầng 18 sau cưỡng chế, khu vực này sẽ được chỉnh trang thành giàn hoa, bồn cây…

Hiện trạng công trình khi UBND quận Ba Đình bàn giao còn 17 tầng và tum thang, chiều cao đến mái tầng 17 là 58,5m; so với giấy phép xây dựng Sở Xây dựng Hà Nội cấp năm 2014 là vượt 5,5 m2; diện tích sàn tăng lên hơn 2.800m2.

Theo ông Hùng, sau khi tiếp nhận tòa nhà, chủ đầu tư đã tập trung nguồn lực để thu dọn mặt bằng, sau đó sẽ làm việc với các nhà thầu hoàn thành các hạng mục còn lại, cố gắng bàn giao căn hộ cho người mua trước Tết Nguyên đán 2021.

Sai phạm của nhà 8B Lê Trực được báo chí phản ánh từ cuối năm 2015. Sau đó, Thủ tướng đã yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng của dự án.

Tháng 10/2015, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo chỉ rõ công trình có nhiều sai phạm vượt chiều cao, vượt diện tích sàn, không xây giật cấp theo giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp.

Vừa qua, UBND TP Hà Nội có báo cáo, giải trình với Thủ tướng kết quả xử lý, khắc phục vi phạm trật tự xây dựng tại toà nhà 8B Lê Trực.

Theo đó, tầng 18 được tháo dỡ toàn bộ phần tường xây, vách ngăn, cửa, thiết bị tầng; hoàn thành khối lượng cắt sàn tầng 18 với diện tích 1.268 m2; cắt xong 256,35 m dài dầm, cắt xong 14/14 cột (đạt 100% số lượng cột, tương đương với 46,2 m dài cột). Cơ quan chức năng cho phép giữ lại kết cấu cột, dầm, kết cấu lõi thang và dầm treo tầng 18; dầm, cột, vách tường xây lồng ô cầu thang bộ.

{keywords}
Bàn giao toà nhà 8B Lê Trực cho chủ đầu tư sau 5 năm xử lý vi phạm. UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, UBND quận Ba Đình thực hiện nghiêm túc, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác quản lý, không để xảy ra các trường hợp vi phạm tương tự trên địa bàn

Theo giải trình của UBND TP Hà Nội, việc cho phép giữ lại một số hạng mục trên là do yêu cầu về kỹ thuật, bảo đảm kết cấu và an toàn cho tòa nhà (do hệ dầm treo, cột giữ lại chịu một phần lực nâng cho các tầng dưới, nếu phá tiếp có thể bị ảnh hưởng tới kết cấu chung của tòa nhà). Các hạng mục này được hoàn thiện thành giàn hoa, bồn cây, không sử dụng cho mục đích khác.

Công trình nhà 8B Lê Trực được coi là một biểu tượng của sai phạm trong xây dựng. Và đến nay, việc xử lý sai phạm tại dự án đã hoàn thành sau 5 năm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc cấp phép nhà dân có 4 tầng hầm

Cũng tại phường Điện Biên, công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây được UBND quận Ba Đình cấp phép đến 4 tầng hầm khiến dư luận quan tâm thời gian qua. Đây là công trình đối diện với toà nhà 8B Lê Trực.

Liên quan đến công trình này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra phản ảnh, kiến nghị của các hộ dân khu nhà ngõ 15 phố Sơn Tây về việc UBND quận Ba Đình cấp phép công trình nhà ở riêng lẻ có đến 4 tầng hầm.

{keywords}
Công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây-phường Điện Biên được cấp GPXD có 4 tầng hầm, với tổng diện tích các tầng hầm gần bằng tổng diện tích các tầng nổi

Trước đó, ngày 24/9/2019, ông Tạ Nam Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình (hiện là Chủ tịch UBND quận Ba Đình) đã ký GPXD số 447 cho công trình "nhà ở riêng lẻ" tại thửa đất lô B3 (diện tích 311,7m2) cho ông Lê Công và bà Lương Thị Lan Anh cao 5 tầng + 1 tầng hầm, với chiều cao công trình tính từ cốt hè phố Trần Phú đến mái công trình là 19,35m (tổng diện tích sàn xây dựng là 1.420m).

Chỉ sau 3 tháng (ngày 19/12/2019), ông Tạ Nam Chiến lại ký GPXD số 617, điều chỉnh nội dung của GPXD số 447.

Tại GPXD lần này công trình được điều chỉnh thành 5 tầng + 4 hầm. Như vậy theo GPXD cấp lần 1, ở lần điều chỉnh này công trình được cấp phép tới 4 tầng hầm (thêm 3 tầng hầm so với 1 tầng hầm ban đầu- PV), tổng diện tích sàn xây dựng điều chỉnh lên tới 2.223,1m2 (trong đó riêng tổng diện tích sàn tầng hầm lên đến 1.070,8m2, chiếm gần một nửa diện tích công trình).

Theo phương án thiết kế được điều chỉnh GPXD được thiết kế 4 tầng hầm với công năng sử dụng của các tầng hầm gồm tầng hầm 4 để xe ô tô; tầng hầm 3, 2 là diện tích kho chứa, kỹ thuật và tầng hầm 1 để xe máy. Chiều cao các tầng hầm đều là 3,3m.

{keywords}
Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc công trình cấp III độ sâu ngầm nhỏ hơn 6m và số tầng hầm 1 tầng. Đối với công trình cấp II thì mới được cấp phép từ 2 đến 4 tầng hầm, độ sâu ngầm từ 6 đến 18m, theo luật sư công trình xây dựng có 4 tầng hầm là tương đương với công trình cấp II. Nếu là cấp II thì thẩm quyền cấp GPXD là của Sở Xây dựng

Trong khi UBND quận Ba Đình khẳng định việc điều chỉnh giấy phép xây dựng tại lô B3 (phường Điện Biên) cho gia đình ông Lê Công quy mô 5 tầng nổi có tới 4 tầng hầm là phù hợp do nhu cầu sử dụng… không vi phạm các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, người dân ở cạnh công trình này cho rằng, việc cấp GPXD cho nhà ở riêng lẻ tại khu đông đúc dân cư thuộc quy hoạch Khu trung tâm hành chính Ba Đình có đến 4 tầng hầm với tổng diện tích hầm gần bằng tổng diện tích tầng sàn sử dụng (5 tầng nổi) là bất thường, là “lách luật” để chạy theo nhu cầu của chủ đầu tư.

Nhiều kiến trúc sư, chuyên gia lĩnh vực quy hoạch đô thị cũng bày tỏ lo ngại với công trình ngầm này. Vì công trình ngầm là nhà phố nhưng có đến 4 tầng hầm sẽ là tiền lệ xấu cho không gian ngầm không chỉ Hà Nội, TP.HCM mà còn với các đô thị Việt Nam.

Bồn hoa không phép để ngăn người đi bộ, đảm bảo giao thông

Một công trình khác cũng trên địa bàn phường Điện Biên khiến dư luận xôn xao khi UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý công trình tiểu cảnh, bồn hoa xây lấn chiếm vỉa hè tại tòa nhà số 5 Lê Duẩn. Đây là tòa nhà văn phòng, thương mại dịch vụ (hiện nay là tòa Doji Tower) được khởi công từ năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2012.

Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh giấy phép nâng tầng, đến năm 2019 công trình mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Đứng tên pháp nhân xin giấy phép xây dựng là Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) và Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji là đơn vị tham gia theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

{keywords}
Từ tháng 1/2020, UBND TP Hà Nội có văn bản về việc kiểm tra, xử lý thông tin Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji xây đài phun nước lấn chiếm vỉa hè, trong đó “kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ công trình vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan khu vực” đến nay bồn hoa vẫn "án ngữ" trên vỉa hè (Ảnh trên: Chụp tháng 3/2020 - Ảnh dưới: Chụp ngày 22/12/2020)

Theo đó, lần điều chỉnh thứ 3 với phụ lục giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư được nâng lên tới 16 tầng nổi + 3 tầng hầm, với chiều cao công trình 63,6m. Trong khi đó, tại lần cấp phép đầu tiên, dự án này chỉ có 9 tầng nổi +1 tum thang và 3 tầng hầm, cao 33m.

Nêu quan điểm về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam thẳng thắn cho rằng, chỉ cần 1m2 ở những khu vực đó giá trị kinh tế như thế nào cho nên việc tăng lên đến hàng ngàn mét vuông thì vấn đề đã khác đi rất nhiều. Đó là bất cập.

“Tôi xin nhắc lại: Không phải cứ cao tầng là điểm nhấn. Điểm nhấn phải mang nét văn hoá là đặc trưng cho cả khu vực, đô thị, thời kỳ. Đừng lợi dụng điểm nhấn để điều chỉnh quy hoạch. Thành phố cần có lý giải tại sao cho điều chỉnh công trình kéo dài 9 năm tới 3 lần?
Đã là điểm nhấn phải là công trình có giá trị văn hoá, giá thị thẩm mỹ kiến trúc tiêu biểu cho một giai đoạn, tiêu biểu cho một khu vực của đô thị. Không phải cứ cao tầng là điểm nhấn. Doji Tower tiêu biểu cho cái gì?” – ông Tùng đặt vấn đề.

Không chỉ liên tục được điều chỉnh quy hoạch, tại toà nhà Doji Tower chủ đầu tư đã tự ý xây dựng một bồn hoa ngay trên vỉa hè chung khi chưa được cơ quan chức năng cho phép.

Trong khi các cơ quan chức năng từ UBND TP Hà Nội đến Sở Xây dựng đã có chỉ đạo kiên quyết xử lý vi phạm thì UBND quận Ba Đình lại cho rằng công ty có xây dựng một tiểu cảnh bồn hoa để tạo cảnh quan, điểm nhấn cho không gian chung xung quanh công trình

{keywords}
Theo UBND quận Ba Đình bồn hoa không ảnh hưởng tới giao thông, có tác dụng ngăn người đi bộ đi xuống lòng đường tại góc ngã tư bị hạn chế tầm nhìn, nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Trong khi đó, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, góc ngã tư đường không cần tạo ra điểm gì quá nhấn mạnh để làm ảnh hưởng đến giao thông (Ảnh chụp ngày 22/12)

Cũng theo UBND quận Ba Đình, bồn hoa này không ảnh hưởng đến giao thông và có “tác dụng ngăn người đi bộ đi xuống lòng đường tại góc ngã tư bị hạn chế tầm nhìn, nhằm đảm bảo an toàn giao thông...”, dù trước đó từ tháng 10/2019, UBND phường Điện Biên đã ra quyết định xử phạt và yêu cầu chủ đầu tư công trình khắc phục hậu quả vi phạm.

Đáng lưu ý, ngay từ tháng 1/2020, UBND TP Hà Nội có văn bản về việc kiểm tra, xử lý thông tin Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji xây đài phun nước lấn chiếm vỉa hè. Trong đó nêu rõ việc xử lý theo quy định pháp luật “kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ công trình vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan khu vực”.

Đến nay, ghi nhận của PV VietNamNet, bồn hoa này vẫn “án ngữ” trên vỉa hè tại điểm giao của ngã tư đường Lê Duẩn với đường Nguyễn Thái Học.

Tuấn Linh

Vụ bồn hoa Doji Tower: Lộ nhiều lần điều chỉnh, nâng tầng

Vụ bồn hoa Doji Tower: Lộ nhiều lần điều chỉnh, nâng tầng

 Ngoài xây tiểu cảnh bồn hoa lấn chiếm vỉa hè, tòa nhà Doji Tower (Ba Đình, Hà Nội) thi công suốt 9 năm với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, giấy phép xây dựng để nâng tầng.

推荐内容