Một đời khốn khổ
Ở thôn Tông Phố,ẹgiàđơnthânđauđáunỗilocontraibạinãonhiễmchấtđộcmàđội hình câu lạc bộ bóng đá brisbane roar gặp sydney fc xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, bên cạnh nghĩa trang cũ có một căn nhà lụp xụp, nhìn từ ngoài hoang tàn như vô chủ. Cổng nhà thường khoá trái, nhưng bên trong căn nhà đó nhiều năm nay là chỗ ở của cô Trần Thị Hoành (61 tuổi) cùng con trai. Người dân nơi đây ai cũng biết hoàn cảnh hết sức thương tâm của mẹ con cô.
Nỗi khốn khổ của người mẹ chăm con bại não |
Vừa đi làm đồng về, tay vịn chặt chiếc xe đạp dắt từng bước yếu ớt, cô Hoành chỉ kịp chào chúng tôi rồi vội vàng mở cổng, tất tả vào nhà xem con trai có xảy ra chuyện gì không. Không thấy gì lạ, cô mới thở hắt ra, giải thích: "Cho cháu ở nhà một mình tôi cũng sợ, nhưng đưa con ra đồng chỉ sợ con đập phá, ảnh hưởng đến mọi người".
Cuộc đời của cô Hoành là chuỗi những tháng ngày bất hạnh. Năm 17 tuổi, cô tình nguyện gia nhập quân đội vào Đại đội 14, Trung đoàn 701 thuộc Sư đoàn 331, Xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Suốt 4 năm, cô làm công nhân quốc phòng, đi cuốc đất, khai khẩn ruộng hoang, trồng trọt, cày cấy. Quãng thời gian đó, cô vô tình vào khu vực có chất độc da cam từ thời chiến tranh chống Mỹ, bị nhiễm lúc nào không hay.
Năm 21 tuổi, sau khi xuất ngũ trở về quê sinh sống, cô đau ốm liên miên. Làm lụng được bao nhiêu, cô đổ hết vào thuốc thang khiến điều kiện gia đình hết sức khó khăn.
Tới năm 31 tuổi, do đã "quá lứa lỡ thì", cô chỉ đành kiếm một đứa con để nương tựa lúc già yếu. Năm 1992, em Trần Đình Nghĩa ra đời. Ngỡ tưởng mình sẽ được hạnh phúc làm mẹ thì cô Hoành lại đau đớn nhận ra sự bất thường của con mình.
Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết Nghĩa mắc chứng bại não, viêm phổi, quan trọng hơn là đã nhiễm chất độc màu da cam. Người mẹ khổ sở khóc đến ngất lịm. Chiến tranh qua đi nhưng hậu quả vẫn còn đó, không chỉ gây ra bất hạnh cho bản thân mà còn cho cả niềm hy vọng duy nhất của cô Hoành.
Cuối đời chỉ sợ con bơ vơ
Lên 3 tuổi, Nghĩa mới nhướn được cổ, 6 tuổi mới tập ngồi. Biết con mình bệnh tật nhưng mỗi khi thấy chuyển biến mới nơi con, cô Hoành lại ấp ủ một tia hy vọng dù quá đỗi mong manh.
Đến năm 13 tuổi, Nghĩa biết đứng bám vào thành giường. 17 tuổi, cậu bé ấy chập chững những bước đi đầu đời. Ngày thấy con đi được, cô Hoành rưng rưng xúc động. Niềm hạnh phúc mà hầu hết các bà mẹ được trải qua chỉ trong vòng 1-2 năm thì với cô Hoành, phải mất đến 20 năm mới có cơ hội cảm nhận.
Thế nhưng, đến giờ em Nghĩa vẫn chưa thể vệ sinh cá nhân được, mọi sinh hoạt dựa cả vào người mẹ đã ngoài 60. Ở độ tuổi đáng lẽ được an nhàn, cô Hoành vẫn nhọc nhằn chăm sóc con. Nhà neo người, nhiều năm nay 2 mẹ con lủi thủi, nương tựa vào nhau.
Cuộc sống gia đình cô phụ thuộc vào một mảnh ruộng nhỏ bé. Ngoài ra, Nghĩa được nhận trợ cấp khuyết tật 540.000 đồng/tháng, nhưng số tiền này không đủ cho cả những lần em nhập viện. Ra vào bệnh viện thường xuyên, không có tiền, cô Hoành phải vay mượn mới lo được chi phí thuốc men cho con.
“Nhốt con ở nhà cũng là bất đắc dĩ. Nhưng không như thế tôi không làm gì được. Thành thử cứ vừa làm vừa chạy về nhà xem con có sao không. Cầm bát cơm ăn trưa cũng không yên. Có lần tôi về thấy đầu con quay quay, co giật, đập đầu vào tường chảy máu, tôi xót xa vô cùng chỉ biết ôm con mà khóc”, cô Hoành rưng rưng bộc bạch.
Đến nay, cô đã nợ người ta hơn 50 triệu đồng. Quanh năm làm việc quần quật, một mình cô không trả nổi. Chưa kể chi phí sinh hoạt, nuôi con trai bại não cùng mẹ già ngoài 90 tuổi khiến cô Hoành kiệt quệ cả về sức lực lẫn tinh thần.
Hoàn cảnh đáng thương của cô Trần Thị Hoành đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Nhắc đến tâm nguyện cuối đời mình, cô Hoành nghẹn ngào:“Tôi nghĩ ngợi nhiều lắm. Tôi định khi nào mình sắp chết sẽ bán hết nhà cửa, ruộng vườn, lấy tiền gửi vào một cái trại bảo trợ để người ta nuôi con giúp mình. Giờ thân tôi già rồi, sức tàn lực kiệt, nợ nần đầm đìa chẳng dám trông mong gì, chỉ nghĩ tới con. Phận tôi sau này mất chỉ cần cỗ quan tài cũng xong nhưng lo cho con không còn nơi nương tựa nữa”.
Căn nhà nhỏ tồi tàn được dựng tạm bằng những bức vách. Trong đó chẳng còn bất cứ thứ tài sản nào có giá trị. Cái đáng giá duy nhất chỉ là một chiếc ti vi hỏng cùng chiếc xe đạp cũ nát. Nơi ấy có hai số phận đầy bất hạnh leo lét sống qua ngày.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Cô Trần Thị Hoành. Địa chỉ: thôn Tông Phố, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 0356265708. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.072(cô Trần Thị Hoành) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Đứng nép mình bên hành lang bệnh viện, một người phụ nữ tóc muối tiêu thỉnh thoảng lại đưa tay quẹt ngang mặt như đang cố ngăn những giọt nước mắt rơi xuống. Con trai bà đang nằm ở đây, bất tỉnh suốt 2 tháng qua.