Hãng tin Reuters đưa tin trong tuyên bố hôm 22/5,ầntỷUSDmuaradarcủaMỹđểtăngcườnganninhbiêngiớnhandinhbd Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz cho biết: “Ba Lan sẽ là quốc gia thứ hai trên thế giới sử dụng hệ thống này. Thỏa thuận nhằm đảm bảo an ninh của Ba Lan, và thể hiện sự hợp tác giữa Ba Lan và Mỹ".
Theo thỏa thuận, Ba Lan sẽ tiếp nhận 4 radar gắn trên khinh khí cầu, và sẽ triển khai chúng tại các khu vực nằm dọc biên giới phía đông và đông bắc của nước này, kết hợp với Mạng lưới Phòng không và Giám sát Bờ biển.
Bộ trưởng Kosiniak-Kamysz cho hay thỏa thuận 960 triệu USD còn kèm theo chương trình hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật. Hệ thống sẽ được bàn giao, và có năng lực hoạt động đầy đủ trước năm 2027.
Hồi đầu tháng, Tướng Artur Kuptel, người đứng đầu Cơ quan Vũ khí của Ba Lan, cho biết radar gắn trên khí cầu được triển khai trong không phận Ba Lan có thể giám sát các vùng trời Ukraine, Belarus, và vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga. Chúng có khả năng phát hiện nhiều vật thể như tên lửa, máy bay, máy bay không người lái (UAV), và tàu mặt nước trong phạm vi hơn 300km.
Trước đó, vào tháng 2, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt bán cho Ba Lan các radar trinh sát vùng trời và mặt biển (ASRR) gắn trên khí cầu, cùng các thiết bị liên quan tới hỗ trợ và hậu cần.
Ba Lan đã tăng chi tiêu quốc phòng trong năm nay lên khoảng 4% GDP nhằm tăng cường năng lực cho các lực lượng vũ trang, giữa lúc xung đột Nga – Ukraine chưa có hồi kết. Trong đó, Ba Lan đầu tư 10 tỷ zloty (2,6 tỷ USD) để bảo vệ biên giới phía đông.