Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Chiều 22/2,ạcPhiênhọpthứcủaỦybanThườngvụQuốchộtỷ lệ kèo 888 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Phiên họp thứ 53 là phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, về cơ bản, chúng ta đã thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng cơ bản các biện pháp phòng, chống dịch vẫn đang được các cơ quan, các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình triển khai khẩn trương quyết liệt để kịp thời kiểm soát tốt tình hình.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh bước sang năm Tân Sửu, tiếp nối những kết quả đạt được trong năm 2020, cùng với khí thế mới, thắng lợi mới từ thành công của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần làm việc, trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực hết mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Trong đó tập trung vào việc chỉ đạo tổng kết công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV chu đáo, kỹ lưỡng và phối hợp tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch Quốc hội cho biết Phiên họp diễn ra 1 ngày (chiều 22/2 và sáng 23/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các nội dung, gồm: Cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ; cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 887-NQ/UBTVQH12 về việc ban hành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá để bảo đảm các nội dung trình tại phiên họp đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ, các cơ quan của Quốc hội cũng như các cơ quan hữu quan đã rất khẩn trương, tích cực làm việc để hoàn thiện tài liệu ngay từ những ngày giáp Tết cũng như những ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết.
Với sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 887-NQ/UBTVQH12 về việc ban hành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Cho rằng thực tế có một số cử nhân mới ra trường về công tác đã được giao chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ dẫn tới hiệu quả chưa cao, Viện Nghiên cứu lập pháp - cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo nghị quyết, đề nghị bổ sung tiêu chí thạc sỹ phải có thời gian công tác tại các cơ quan của Quốc hội từ 8 năm trở lên; cử nhân phải có thời gian công tác tại các cơ quan của Quốc hội từ 10 năm trở lên mới được giao chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đề xuất này nhận được sự đồng tình của một số đại biểu dự phiên họp, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng quy định như vậy là chưa phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đồng ý với đề xuất của Viện Nghiên cứu lập pháp để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.
Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.
Cuối giờ chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nêu đề xuất của Chính phủ về số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách là 19 đại biểu. Trong đó, lãnh đạo Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội là 3 người, 4 ban của Hội đồng Nhân dân thành phố mỗi ban có 1 trưởng ban, 2 phó trưởng ban và 1 ủy viên hoạt động chuyên trách.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giải thích thêm số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 chỉ tăng thêm 1 người so với nhiệm kỳ trước, nhưng về tổng biên chế hành chính Hà Nội được giao không tăng thêm theo đúng tinh thần chỉ đạo trong các nghị quyết của Đảng.
Quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 được 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
Cũng trong chiều 22/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV với sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng./.
Theo TTXVN